CẬP NHẬT THÔNG TIN CAO TỐC GÒ DẦU – SA MÁT

CẬP NHẬT THÔNG TIN CAO TỐC GÒ DẦU – SA MÁT

Trải qua khoảng thời gian cam go nhất của dịch COVID-19, Tây Ninh đang từng bước trở lại với cuộc sống bình thường mới và ngày càng vươn lên phát triển toàn diện hơn.

Tây Ninh đang dần trở thành một trong những điểm du lịch lý tưởng của người dân trong và ngoài nước – Ảnh: SG

Vượt qua gian nan, thử thách từ đại dịch, Tây Ninh nỗ lực lớn, quyết tâm cao khôi phục kinh tế, tiếp tục tạo đột phá vươn lên, vững bước trên con đường phát triển.

– Ông NGUYỄN THANH NGỌC (chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh) –

Từng là một tỉnh nghèo nhưng đặt chân đến Tây Ninh hiện nay, nhiều người sẽ không khỏi bất ngờ trước diện mạo đô thị ngày càng hấp dẫn và hiện đại. Bên cạnh đó, tỉnh Tây Ninh đang dần trở thành một trong những điểm du lịch lý tưởng của người dân trong và ngoài nước.

Điểm du lịch lý tưởng

Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch nên các hoạt động du lịch tại tỉnh Tây Ninh nhiều lần tạm dừng hoạt động trong năm 2021, trong đó có khu du lịch quốc gia núi Bà Đen. Thời gian ấy, khách tham quan và doanh thu tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh giảm mạnh.

Ước tính trong năm 2021, lượng khách du lịch lưu trú trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 1,5 triệu lượt, tương đương 62,4% so với lượng khách cùng kỳ năm trước.

Đầu năm 2022, khu du lịch núi Bà Đen và hai tuyến cáp treo (thuộc Công ty Sun World Bà Đen Mountain) lên núi Bà Đen đã hoạt động trở lại. Chỉ tính riêng trong 6 ngày đầu năm Tết Nhâm Dần, khu du lịch quốc gia núi Bà Đen đã đón hàng trăm ngàn lượt khách, trong đó khoảng 400.000 lượt sử dụng dịch vụ cáp treo.

Đáng chú ý năm nay du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng khu trưng bày nghệ thuật Phật giáo chưa từng có ngay dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn – tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á.

Chị Nguyễn Thị Hồng Điệp (du khách tới từ TP.HCM) cho hay dù đã đến tham quan tại khu du lịch này nhiều lần nhưng cả gia đình chị vô cùng bất ngờ trước diện mạo mới này. Theo chị, khu trưng bày nghệ thuật chính là một trong những điểm hút khách du lịch năm nay. Có thể nói Tây Ninh là điểm đến lý tưởng, đi rồi vẫn muốn quay lại nhiều lần vì “mỗi năm mỗi khác”.

Trong khi đó du lịch tìm về với thiên nhiên đang dần trở thành một xu hướng mới ở tỉnh này. Theo Ban quản lý Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, từ cuối tháng 10-2021 đến nay vườn đã đón hơn 3.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm du lịch sinh thái. Vẻ đẹp hoang sơ, tươi mát của khu rừng đã đem lại cho du khách cảm giác yên bình khi đặt chân đến nơi đây.

Hơn một năm nay, một mô hình du lịch sinh thái mới điển hình cho xu hướng nói trên có tên La’s Farmstay xuất hiện ở thị xã Trảng Bàng. Khu du lịch này tọa lạc trên diện tích 7ha.

Tại đây, du khách có thể bơi thuyền trên dòng kênh xanh, điều khiển môtô vượt địa hình. Những ai yêu thích săn bắn thì có thể thử sức bắn cung ngay phía sau vườn cây ăn trái. Ai thích câu cá, nấu ăn thì có sẵn nhiều loại cần câu và các dụng cụ nấu nướng.

Trong thời gian tới, tỉnh Tây Ninh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú du lịch hiện có theo tiêu chuẩn quốc gia, ưu tiên phát triển cơ sở lưu trú có chất lượng, đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, chú trọng nâng cao chất lượng buồng, đổi mới trang thiết bị cơ sở lưu trú, khuyến khích các cơ sở lưu trú đa dạng hóa các loại dịch vụ, tiện ích lành mạnh phục vụ du khách.

Ngày 17-3-2022, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức thông xe kỹ thuật cầu An Phước kết nối các xã cánh tây của thị xã Trảng Bàng với trung tâm đô thị Trảng Bàng – Ảnh: T.HƯNG

Đột phá về hạ tầng giao thông

Năm 2021 là một năm đầy nỗ lực của Sở Giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Nhưng với sự chỉ đạo và quan tâm sâu sắc từ UBND tỉnh, nhiều dự án đã được hoàn thành, tổ chức thông xe kỹ thuật. Đơn cử như cầu An Phước – cây cầu kết nối 2 xã phía tây thị xã Trảng Bàng với trung tâm thị xã.

Dự án này chính thức hoạt động đem lại nhiều lợi thế về công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và thương mại biên giới. Đây cũng là công trình kết nối giao thông quan trọng, giúp rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển nông sản, hàng hóa, giúp học sinh thuận tiện đến trường… Từ đây, các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn sẽ ngày càng thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư.

Trong năm 2021, Sở Giao thông vận tải Tây Ninh đã phối hợp Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông thực hiện 17 dự án (gồm 2 dự án chuẩn bị đầu tư, 10 dự án thực hiện đầu tư, 3 dự án khởi công mới và 2 dự án chỉ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng), với tổng kế hoạch vốn gần 1.270 tỉ đồng.

Đến nay đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng các dự án như: đường 790 nối dài, đoạn từ Khedol – Suối Đá (ĐT 790B) đến Bờ Hồ – Bàu Vuông – Cống số 3 (ĐT 781B) giai đoạn 2; nâng cấp, mở rộng đường ĐT 793 – ĐT 792 (đoạn từ ngã tư Tân Bình đến cửa khẩu Chàng Riệc); tiểu dự án đường ĐT 781 đoạn Phước Tân – Châu Thành thuộc dự án đường ra cửa khẩu biên mậu… tạo nên những “đòn bẩy” để phát triển kinh tế và xã hội.

Đồng thời trong năm 2022, tỉnh Tây Ninh dự kiến triển khai một số đề án, bao gồm: Đề án phát triển, nâng cao năng lực vận tải đường thủy nội địa gắn với phát triển hệ thống cảng đường sông – dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án rà soát điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mới đây ngày 15-4, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã đồng ý giao UBND tỉnh Tây Ninh làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gò Dầu – Xa Mát, được quy hoạch dài 65km, với 4 làn xe. 

Đây là trục giao thông chính chạy dọc theo hướng Bắc – Nam, kết nối cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, giúp TP Tây Ninh liên kết các khu kinh tế, cửa khẩu ở địa phương với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, tỉnh Tây Ninh đang có những bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ. Nhiều sự đột phá về hạ tầng giao thông sẽ tạo ra nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Đời sống của người dân đang từng bước được cải thiện, tốt hơn mỗi ngày.

Kiên cố hóa hệ thống thủy lợi

Hồ Dầu Tiếng – một trong những hệ thống thủy lợi lớn nhất Đông Nam Á, cùng các hệ thống thủy lợi khác tại tỉnh Tây Ninh là một phần không thể thiếu trong việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Với tầm quan trọng đó, những năm qua hệ thống thủy lợi, đê điều tại tỉnh đã không ngừng được duy tu, bảo dưỡng. Hiện tại, tỉnh đang kiên cố hóa hệ thống kênh, mương kết hợp phát triển đồng bộ hệ thống thủy lợi trên địa bàn để đảm bảo chất lượng tưới tiêu, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu và tăng năng suất cây trồng.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỉnh Tây Ninh phấn đấu đến năm 2025 bảo đảm cấp nước tưới ổn định từ các công trình thủy lợi cho khoảng 81.600ha cây trồng, đạt tỉ lệ 39,5% so với tổng diện tích 206.650ha cây trồng cần tưới; cung cấp nước phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp, sinh hoạt với tổng công suất 244.850m3 (cả ngày và đêm) cho các khu công nghiệp và khu dân cư đô thị.

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

ĐỀ XUẤT BỐ TRÍ GẦN 1.400 TỶ ĐỒNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG ĐỂ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN CAO TỐC TP.HCM – MỘC BÀI

TP.HCM đã đề xuất bố trí 1.368 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công năm...

Tiếp tục đọc

HƠN 1.800 HỘ DÂN Ở TPHCM BỊ GIẢI TỎA LÀM CAO TỐC MỘC BÀI

Hơn 1.800 trường hợp tại TPHCM bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc Mộc Bài....

Tiếp tục đọc

CHÍNH PHỦ CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CAO TỐC TP.HCM – MỘC BÀI

Ngày 2-8, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định phê duyệt chủ trương...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay