CHIA DI SẢN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHỨC TẠP: TÌNH HUỐNG 2 – 3 – 4

CHIA DI SẢN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHỨC TẠP: TÌNH HUỐNG 2 – 3 – 4

TÌNH HUỐNG 2

Ông A và bà B kết hôn với nhau từ năm 1930, có 3 người con chung là C, D và E. Anh C có vợ là Q và có 2 con chung là K và T, anh D có vợ là M và có 2 người con chung là G và H. Anh C qua đời vào tháng 4/2006 có để lại di chúc cho ông A, bà B hưởng chung 1/4 di sản. Phần còn lại, anh C định đoạt cho Q, K và T mỗi người một suất bằng nhau.

Sau khi anh C qua đời, mâu thuẫn giữa chị Q và ông bà A, B diễn ra rất sâu sắc. Qua các sự kiện trên, chị Q có đơn yêu cầu Tòa án chia thừa kế di sản của anh C. Tòà án xác định được: Tài sản chung hợp nhất của anh C và chị Q trị giá là 360.000.000 đồng.

a) Giải quyết tình huống

Theo sự kiện trên, nhận thấy khi anh C qua đời có để lại di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của anh cho cha, mẹ, vợ và 2 con. Di chúc của anh C hợp pháp, do vậy trước hết cần xác định di sản của anh C trong khối tài sản chung hợp nhất với chị Q. Vậy di sản của C = 360.000.000 đồng : 2 = 180.000.000 đồng. Theo di chúc, ông A và bà B được 1/4 di sản của anh C. Vậy khối di sản ông A và bà B được hưởng là: 180.000.000 đồng : 4 = 45.000.000 đồng. Theo di chúc, ông A = bà B = 45.000.000 đồng : 2 = 22.500.000 đồng.

Phần di sản còn lại của anh C theo di chúc được chia đều cho vợ là chị Q và 2 người con là K và T. Theo đó, Q = K = T = 135.000.000 đồng : 3 = 45.000.000 đồng.

Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, ông A và bà B được hưởng phần di sản tối thiểu là 24.000.000 đồng. Vậy ông A và bà B mỗi người còn thiếu 1.500.000 đồng. Phần còn thiếu của ông A, bà B được trừ vào phần di sản của Q, K và T được hưởng mỗi người 1.000.000 đồng cho đủ.

b) Nhận xét

Trong sự kiện trên, có những người thân thích của anh C là cha, mẹ và chị Q, đều đã được hưởng theo di chúc của anh C. Dựa vào giá trị di sản mà ông A, bà B, chị Q đã được hưởng để xét xem họ đã đủ phần tối thiểu theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015; vì anh C đã định đoạt phần tài sản còn lại của mình theo di chúc cho những người khác. Nếu C không để lại di sản thừa kế theo di chúc thì mỗi người thừa kế theo hàng thứ nhất của anh C được hưởng là: 180.000.000 đồng : 5 = 36.000.000 đồng. Theo cách tính cho ông A, bà B và chị Q được hưởng phần tối thiểu là 2/3 suất thừa kế chia theo pháp luật là 24.000.000 đồng.

Cách xác định phần di sản ông A và bà B được hưởng theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 như đã trình bày ở phần giải quyết tình huống.

TÌNH HUỐNG 3

Ông A và bà B kết hôn vào năm 1950, có 4 người con chung là C,-D, E và F. Vào năm 1959, ông A kết hôn với bà T và có 3 người con chung là H, K, P. Vào tháng 3/2007, ông A và anh C chết cùng thời điểm do tai nạn giao thông. Vào thời điểm anh C qua đời, anh đã có vợ là M và có 2 người con là G và N. Ông A qua đời có để lại di chúc cho anh C 1/2 di sản, cho bà B và T mỗi người 1/4 di sản. Sau khi ông A qua đời, bà B kiện đến Tòa án xin được hưởng di sản của ông A. Tòa án xác định được tài sản chung hợp nhất của ông A, bà B có 720.000.000 đồng. Tài sản của ông A và bà T chung nhau xác định được là 960.000.000 đồng.

a) Giải quyết tình huống

Ông A là người đã kết hôn với bà B và bà T. Theo quy định của pháp luật thì bà B và bà T đều là những người vợ hợp pháp của ông A. Vì vậy, trước hết phải xác định di sản của ông A trong quan hệ tài sản với bà B và bà T.

(i) Di sản của ông A từ tài sản chung hợp nhất với bà di sản của ông A = 720.000.000 đồng : 2 = 360.000.000 đồng.

(ii) Di sản của ông A từ tài sản chung với bà T: di sản của ông A = 960.000.000 đồng : 2 = 480.000.000 đồng.

Vậy tổng di sản của ông A có:

360.000.000 đồng + 480.000.000 đồng = 840.000.000 đồng.

Theo sự kiện, ông A chết có để lại di chúc cho anh C hưởng 1/2 di sản (di chúc đã được lập từ trước, không phải hôm ông A chết mới lập) nhưng anh C đã chết cùng thời điểm với ông A, do vậy phần di sản liên quan đến phần di chúc chỉ định cho anh C được hưởng không có hiệu lực thi hành (vì người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế); phần di sản liên quan đến phần của di chúc vô hiệu, được đem chia theo pháp luật.

Vậy trước tiên chia di sản của ông A theo di chúc cho bà B và bà T, mỗi người 1/4 di sản của ông A: Bà B = bà T = 840.000.000 đồng : 4 = 210.000.000 đồng.

Phần di sản còn lại của ông A liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực thi hành, được chia theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật của ông A, tại hàng thừa kế thứ nhất gồm có: Bà B, bà T, anh C, anh D, anh E, anh F, chị H, chị K, anh P. Vậy B = T = C = D = E = F = H = K = P = 420.000.000 đồng: 9 = 46.660.000 đồng.

Theo sự kiện, anh C đã chết cùng thời điểm với ông A, do vậy con của anh C là G và N được thừa kế thế vị phần của anh C nếu còn sống được hưởng của ông,A, Vậy G = N = 46.660.000 đồng : 2 = 23.330.000 đồng.

b) Nhận xét

Theo sự kiện trên, ông A và anh C chết cùng thời điểm nhưng đã chia đí sản của ông A cho những người thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật di sản của ông A, giá trị di sản mỗi người được hưởng đã xác định theo cách tính trên. Tuy nhiên, di sản của anh C có được đem chia thừa kế hay không cũng nên được đặt ra. Giả thiết di sản thừa kế của anh C có 360.000.000 đồng nhưng anh C không để lại di chúc, di sản thừa kế của anh C trong trường hợp này được chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất hưởng di sản thừa kế của anh C, gồm: Bà B (mẹ), chị M (vợ), G và N (các con), vậy: B = M = G = N = 360.000.000 đồng : 4 = 90.000.000 đồng. Ông A là cha của anh C, không được hưởng di sản thừa kế của anh C vì ông A đã chết cùng thời điểm với anh C.

TÌNH HUỐNG 4

Vợ chồng ông A, bà B kết hôn vào năm 1960, có 3 người con chung là anh C, anh D và chị E. Lúc sinh thời, ông A không có tình cảm thắm thiết với bà B nhưng ông vẫn có trách nhiệm nuôi dạy các con. Ông A qua đời vào tháng 4/2006, có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và để lại cho các con toàn bộ di sản, mỗi người một suất bằng nhau. Khi ông A qua đời, bà B mai táng cho ông A hết 6.000.000 đồng từ tài sản chung hợp nhất của ông bà A, B.

Qua sự kiện trên, bà B kiện đến Tòa án quận M xin được chia thừa kế di sản của ông A. Tòa án xác định được:

(í) Tài sản chung hợp nhất của ông bà A, B còn lại 330.000.000 đồng.

(ii) Tài sản riêng của ông A do được thừa kế của cha mẹ có 20.000.000 đồng.

a) Giải quyết tình huống

Theo tình huống trên, bà B mai táng cho ông A hết 6.000.000 đồng từ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng (ông

A và bà B), do vậy tài sản chung hợp nhất của vợ chồng ông A, bà B có được trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp là: 330.000.000 đồng + 6.000.000 đồng = 336.000.000 đồng.

Theo quy định của pháp luật, di sản của ông A được xác định từ tài sản chung với người khác, vậy di sản của ông A = 336.000.000 đồng : 2 = 168.000.000 đồng.

– Theo quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì mai táng phí được trừ vào di sản của người chết. Vậy phần di sản của ông A được xác định từ tài sản chung còn lại sau khi đã trừ đi mai táng phí: 168.000.000 đồng – 6.000.000 đồng: = 162.000.000 đồng.

– Tổng di sản của ông A gồm phần xác định từ tài sản chung với bà B là 162.000.000 đồng và tài sản riêng của ông A có 20.000.000 đồng. Vậy di sản của ông A có: 162.000.000 đồng + 20.000.000 đồng = 182.000.000 đồng.

– Ông A qua đời có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B nhưng theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì bà B vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật: B = 182.000.000 đồng : 4 x 2/3 = 30.333.000 đồng.

– Sau khi đã xác định phần của bà B được hưởng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, phần di sản còn lại của ông A được chia theo di chúc cho 3 người con của ông, mỗi người một suất bằng nhau theo như ông A đã định đoạt trong di chúc. Di sản còn lại của ông A được chia theo di chúc là: 182.000.000 đồng – 30.333.000 đồng = 151.667.000 đồng.

Theo đó C= D = E= 151.667.000 đồng : 3 = 50.555.666 đồng.

b) Nhận xét

Theo sự kiện trên, ông A tuy để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B nhưng bà B là vợ của ông A cho nên vẫn được hưởng di sản theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 và suất của bà B được hưởng bằng 2/3 suất của một người thừa kế chia theo pháp luật, theo cách tính trên, bà B được hưởng 30.333.000 đồng. Phần di sản còn lại của ông A được chia theo di chúc, do vậy các con của ông A mỗi người được hưởng là 50.555.666 đồng.

Đặt giả thiết nếu ông A không để lại di chúc thì những người thừa kế theo pháp luật của ông A tại hàng thừa kế thứ nhất gồm 4 người là bà B, anh C, anh D và chị E. Vậy mỗi người được hưởng là 182.000.000 đồng: 4 = 45.500.000 đồng. Tuy bà B bị ông A truất quyền hưởng di sản nhưng theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, bà B vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế chia theo pháp luật là 30.333.000 đồng. Theo di chúc của ông A, các con của ông hưởng toàn bộ di sản của ông và mỗi người được hưởng một suất bằng nhau.

Qua cách giải quyết tình huống đặt ra nhận thấy quyền định đoạt của ông A trong di chúc bị hạn chế theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tham khảo: Pháp Luật Về Thừa Kế Ở Việt Nam-Nhận Thức Và Áp Dụng

PGS.TS. Phùng Trung Tập

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

200 TRIỆU ĐẦU TƯ: LÀM SAO TRÁNH ‘BẪY CHUỘT’ VÀ KHÔNG BIẾN THÀNH HỌC PHÍ?

Khi bắt đầu để dành được vốn đầu tư 200 triệu đồng Với số vốn này,...

Tiếp tục đọc

LẦN ĐẦU ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN: HỌC PHÍ HAY CƠ HỘI? BÍ QUYẾT ĐỂ KHÔNG MẤT TIỀN TỶ

Mua bán đất trong lần đầu 90% là học phí, 10% là đầu tư có lời. Để hạn...

Tiếp tục đọc

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KHI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

Đất để trống thì không có hiệu quả khai thác sử dụng hơn bđs có căn nhà...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay