DỊCH COVID 2021 – NGƯỜI THUÊ VĂN PHÒNG/ CHDV/ PHÒNG TRỌ ÔM HẬN VÌ ĐƠN VỊ TRUNG GIAN “THUÊ SỈ – CHO THUÊ LẺ” PHÁ SẢN 

DỊCH COVID 2021 – NGƯỜI THUÊ VĂN PHÒNG/ CHDV/ PHÒNG TRỌ ÔM HẬN VÌ ĐƠN VỊ TRUNG GIAN “THUÊ SỈ – CHO THUÊ LẺ” PHÁ SẢN 

Hiện tại, ở cả mảng thuê chung cư, căn hộ dịch vụ, phòng trọ, mặt bằng… nhiều Người Thuê cuối đang ôm hận do gặp phải các đơn vị trung gian “Thuê sỉ nguyên căn – Cho Thuê lẻ từng phần nhỏ” kém năng lực bị phá sản và thiếu trách nhiệm chơi chiêu bỏ của chạy, đặc biệt giai đoạn 2 năm khủng hoảng dịch bệnh. Điều này dẫn đến việc Chủ Nhà đuổi luôn Người Thuê Cuối. Không bàn về Cái Tình Mùa Dịch vì mình ko phải người trong cuộc, vậy dưới góc độ pháp lý thì các case này ntn. Mời mọi người cùng chia sẻ để học hỏi rút kinh nghiệm.

VD câu chuyện của anh Mai Quốc Bình công ty TGG như sau:

– Bên A thuê nguyên căn tòa nhà của bên B

– TTG thuê văn phòng của bên A

– Giờ bên A giữ tiền cọc của TTG và nợ tiền thuê nhà của bên B (chưa biết cụ thể nợ từ khi nào, chỉ biết ít nhất nợ từ đầu tháng 7/2021)

– Đầu tháng 7, bên B đề nghị TTG phải thanh toán tiền thuê văn phòng và tiền đặt cọc cho họ trước 15/9 (mới đầu là 15/8, sau họ gia hạn cho thêm 1 tháng) thì mới được thuê tiếp

– Do TTG ko thanh toán như yêu cầu vì cho rằng tiền của TTG bên A đang giữ, bên B tự đòi bên A, nên bên B đã gây áp lực khóa cửa văn phòng, cắt điện văn phòng TTG

CÂU CHUYỆN DO ANH MAI QUỐC BÌNH CHIA SẺ:

Chúng tôi ký hợp đồng thuê tòa nhà văn phòng với một công ty A (một đơn vị kinh doanh lĩnh vực văn phòng cho thuê). Cty A thuê lại trọn gói tòa nhà từ Cty B (Là chủ đầu tư của tòa nhà) để vận hành và khai thác. Nhưng gần đây nghe nói Cty A gặp khó khăn về tài chính nên không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Cty B với số tiền còn thiếu là 250tr. Đột nhiên, đầu tháng 7 Cty B gửi công văn yêu cầu trước 15/8 (sau đó lại đưa ra thời hạn là 15/9) khách thuê phải thanh toán tiền cọc và tiền thuê văn phòng hàng tháng, nếu không sẽ ném toàn bộ đồ đạc ra đường. Mặc dù Cty A vẫn giữ tiền các đơn vị thuê chúng tôi. Sau nhiều lần hăm dọa, dùng những từ ngữ khó nghe để ném về các khách thuê thì hôm nay họ đã đi bước đầu tiên. Đó là khóa cửa niêm phong tất cả các lầu, đã cho cắt điện của tòa nhà khiến hệ thống máy chủ của các khách thuê bị sập nguồn, không thể làm việc từ xa.

Cả 6 đơn vị thuê trong tòa nhà chúng tôi nói không với yêu sách đó của Cty B với lý do:

  1. Chúng tôi có hợp đồng thuê với đơn vị A và vẫn còn hiệu lực với 3 – 5 năm. Giờ biết ông B là ai mà thanh toán, thanh toán rồi ông A đòi thì sao? Kể cả ông A khó khăn thật thì ông B đi mà đòi ông A vì ông A là khách hàng của ông B, rủi ro trong kinh doanh ông B phải tự giải quyết.
  2. Ông B muốn chúng tôi thanh toán cũng được nhưng ông phải làm 3 việc: (1) Cho chúng tôi thấy anh A với B có thỏa thuận sang nhượng lại hợp đồng cho thuê hoặc thỏa thuận hai bên đã thanh lý hợp đồng; Và (2) Anh B phải chứng minh được mình là chủ sở hữu hoặc là người có quyền sử dụng, khai thác hợp pháp của tòa nhà; Sau khi có được điều kiện (1) và (2) thì làm tiếp bước thứ (3) Ông B ký hợp đồng với các đơn vị thuê và cung cấp đầy đủ hóa đơn chứng từ để thanh toán. Nhưng cả 3 việc đó ông B đều không làm được.

Chưa bao giờ mình lại gặp một công ty làm ăn kiểu côn đồ, bất cần như vậy, họ không coi những người đang sử dụng dịch vụ là khách hàng, đối tác của họ. Trong lúc dịch, CQ đang cấm mọi người dân ra đường, chúng tôi không làm được gì thì họ lại ép chúng tôi ra đường. Đáng nói hơn, ông B là một DN lớn, quy mô hàng ngàn tỷ, sở hữu nhiều khu công nghiệp, tòa nhà, khách sạn.

Thích côn đồ, chúng tôi chơi đến cùng.

Nói thêm là:

– Cty A còn thiếu Cty B 250tr. Vì Cty A là một Startup không may bị khó khăn nên 6 khách thuê chúng tôi đã đề xuất là giờ sẽ chia nhau thanh toán thay cho Cty A số tiền đó cho B. Nhưng B một mực từ chối không chịu với lý do “Cty A đang nợ tiền cọc của mấy anh chị thì mấy anh chị đi mà đòi A. Còn các anh chị muốn thuê tiếp thì cứ vậy đặt cọc đủ cho chúng tôi (Tổng tiền cọc của 6 khách khoảng 1,3 tỷ) và hàng tháng thanh toán đủ tiền thuê theo hợp đồng. Chúng tôi không muốn giây dưa gì với A nữa”. Như vậy là A đang giữ tiền cọc của chúng tôi 1.3 tỷ và hiện tại không có khả năng hoàn lại cho chúng tôi, B lại muốn lấy thêm 1,3 tỷ nữa.

– Về mặt pháp lý thì B hoàn toàn không có một cơ sở nào để gây khó dễ cho khách thuê cả vì họ không có hợp đồng với khách thuê, họ không chứng minh được mình là người sở hữu hoặc có quyền khai thác hợp pháp của tòa nhà. Vì hợp đồng giữa A và B chưa thanh lý thì A vẫn là người có quyền khai thác hợp pháp của tòa nhà. Chỉ có điều là giờ dịch bệnh chúng tôi không thể lên tòa nhà, không thể nhờ CQ can thiệp. Tận dụng lúc chúng tôi yếu nhất họ lại can thiệp, phá hoại tài sản.

Chưa bao giờ thấy cách hành xử nào vô lý, bất lương vậy. Đang lúc dịch bệnh không ai ra đường, không làm ăn gì được đáng lẽ cộng đồng DN phải hỗ trợ, giúp đỡ nhau nhưng họ lại ép những người khác đến cùng.


Comment của độc giả đáng lưu ý dành cho bài viết trên:

Có lẽ cần full 4K thì mới rõ chứ full HD chưa chắc giải ảo được.

Tuy nhiên lập luận của bên thuê (tạm gọi là bên C) thấy “yếu” về pháp lý:

1/ Với lập luận 1 của C thì chính C tự đẩy C vào cửa tử. Bên B (CHỦ TÒA NHÀ) sẽ lập luận tương tự C: đây là nhà của B. B cho A thuê (chứ không cho C thuê). Vậy C đang ở lậu/ở bất hợp pháp rồi. C trả tiền cho A (giống như mua vịt trời) thì tìm A mà đòi tiền, chứ ở nhà B là phải ký hđ thuê với B và trả tiền cho B.

—-> Lẽ ra C phải lập luận rằng: trong hđ giữa A và B có điều khoản A toàn quyền CHO THUÊ LẠI toàn bộ hoặc từng phần tòa nhà —> C phải xuất trình được điều khoản này.

2/ Lập luận 2:

2.1/ Điểm 1: C CHẢ CÓ QUYỀN gì đòi B (chủ nhà) phải cho xem Hđ giữa A và B hoặc xem thanh lý hđ.

Nếu KHÔNG CÓ thanh lý hđ giữa A và B thì điểm 3 không thể thực hiện được —> C phải cuốn gói ra đi trong một nốt nhạc.

Còn nếu KHÔNG CÓ HĐ giữa A và B thì còn chết dở cho C vì C đã “mua vịt trời” của A —> C có quyền gì mà “SỬ DỤNG FREE” nhà của B

2.2/ Điểm 2: C yêu cầu đúng. Nhưng (có lẽ) B có cái này (do đó mới nói cần full 4K để rọi).

2.3/ C yêu cầu đúng. Nhưng là 2 bên phải thương lượng với nhau để thực hiện tiếp việc thuê tòa nhà. Chứ không phải ra điều kiện vì C đang ở thế yếu.

—-> Trong lập luận 2 thì có vẻ như điểm 1 và 2 là C “thua” —> điểm 3 lại không phải là thế mạnh cho C để áp đặt B (mà là nên thương lượng để Win-Win).

HĐ A-C muốn quy định gì về quyền và nghĩa vụ CỦA B cũng đều được hết đó. Nhưng không có chữ ký của B trong hđ A-C thì không thể ràng buộc B

Có 2 cách:

1/ Ký hđ 3 bên A-B-C về việc C thuê 1 phần tòa nhà —> chắc ăn nhất.

2/ Ký hđ A-C với điều kiện hđ thuê A-B có điều khoản A toàn quyền cho thuê lại tòa nhà và hđ A-C có tham chiếu điều khoản cho thuê lại này. Nhưng C phải có được bản photo được CHỨNG THỰC của hđ A-B.

Anh em đi thuê văn phòng đều giống bên C, lúc ký hợp đồng, đều phải xem kỹ pháp quyền – pháp nhân của toà nhà, ủy quyền hay hợp đồng kia có vấn đề gì không.

Link gốc: https://www.facebook.com/groups/bdsancu/permalink/550392726078646/

Xem thêm >>> CÁC CHIÊU LỪA TRONG MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KHI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

Đất để trống thì không có hiệu quả khai thác sử dụng hơn bđs có căn nhà...

Tiếp tục đọc

CHIA DI SẢN LIÊN QUAN ĐẾN DI SẢN THỜ CÚNG & DI TẶNG: TÌNH HUỐNG 1 – 2 – 3 – 4

TÌNH HUỐNG 1 Vợ chồng ông A, bà B kết hôn vào năm 1960, có 2 người con chung là...

Tiếp tục đọc

TÌNH HUỐNG THỪA KẾ QUYỀN TÀI SẢN ĐỐI VỚI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

TÌNH HUỐNG Ông Nguyễn Văn A tạo ra sáng chế thuộc lĩnh vực công nghệ thông...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay