CÁC CHIÊU LỪA TRONG MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN

CÁC CHIÊU LỪA TRONG MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN

Giao dịch bất động sản do giá trị lớn nên chứa đựng không ít rủi ro có chuẩn bị tinh vi từ những kẻ chủ mưu lừa đảo. Có những người tích lũy nhiều năm mới mua được một căn nhà cho nên cần tránh bị lừa bởi những kẻ lừa đảo. Tri Tin Investment đúc kết một vài trong số chiêu thức lừa điển hình sau đây gửi đến bạn, hy vọng giúp ích bạn trong giao dịch an toàn dù là khi mua hay khi bán.

Chiêu lừa thứ 1: Giả mua đất, làm giả sổ đỏ bán cho người khác

Khi bạn đăng bán bất động sản của mình, sẽ có những người quan tâm đến xem và đa phần họ đều yêu cầu xem sổ đỏ (sổ hồng). Có khi một hoặc hơn một trong số ấy là những kẻ đang trong quá trình thực hiện hành vi lừa đảo. Họ sẽ yêu cầu bản photo của bạn, sau đó đi làm sổ giả và cầm cố hoặc bán bằng giấy tay, công chứng vi bằng hoặc tìm cách vượt qua phòng công chứng để trót lọt thương vụ. Như một trường hợp điển hình sau đây được đăng trên báo Thanh Niên ngày 03/07/2019:

Các chiêu lừa trong mua bán bất động sản

Bà Kim Phụng, nhà tại Q.Thủ Đức (TP.HCM), cho biết thông qua một người tên Linh, bà đã gặp và mua của ông Nguyễn Văn Công (sinh năm 1987, ngụ đường Nguyễn Công Trứ, P.2, TP.Bảo Lộc) một lô đất rộng 5.700 m2 tại TP.Bảo Lộc giá 30 tỉ đồng với điều kiện phải chuyển 5.000 m2 sang đất ở có thể xây dựng. Ngày 11.3.2019, bà Kim Phụng đã chuyển cho Công số tiền 1 tỉ đồng đặt cọc. Ngày 19.4.2019, các bên đã đến Phòng công chứng Đỗ Hữu Sâm (đường Hà Giang, P.1, TP.Bảo Lộc) làm hợp đồng chuyển nhượng khu đất trên. Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng, bà Kim Phụng đã chuyển vào tài khoản cá nhân của Công tại Ngân hàng ACB chi nhánh TP.Bảo Lộc 25 tỉ đồng (tổng cộng đã thanh toán 26 tỉ đồng). Số tiền còn lại 4 tỉ đồng, 2 bên cam kết sau khi Công xây dựng xong bờ kè và san mặt bằng khu đất sẽ thanh toán hết. Ngày 26.4, khi ông Linh cùng bà Kim Phụng đến UBND TP.Đà Lạt nộp hồ sơ chuyển tên sang cho bà Kim Phụng thì phát hiện sổ đỏ khu đất trên là giả. Ngay sau đó bà Phụng đã báo công an về hành vi lừa đảo của Công.

Mới đây Đội cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế, Công an TP.Đà Lạt, đã ra quyết định bắt tạm giữ Nguyễn Văn Công để điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Công khai nhận có liên hệ ông Đ.H.A để mua lô đất trên. Có sổ đỏ phô tô trong tay, Công đã thuê một người làm giả sổ đỏ mang tên mình, rồi liên hệ với bà Kim Phụng bán khu đất trên. Khi bà Kim Phụng yêu cầu Công chuyển 5.000 m2 lên đất ở, Công lại liên hệ một lần nữa làm giả sổ đỏ trên với thông tin khu đất đã chuyển 5.000 m2 lên đất ở có thể xây dựng.

Chiêu lừa thứ 2: Giả mua nhà, lấy thông tin, làm sổ hồng giả, sau đó quay lại đánh tráo sổ hồng thật để bán cho người khác hoặc cầm cố ngân hàng, vay nóng…

Một hình thức tinh vi hơn là đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu có được sổ hồng, chứng minh nhân dân và hộ khẩu bản phô tô để kiểm tra quy hoạch với mục đích mua căn nhà. Sau đó đi làm giả và quay lại đánh tráo với sổ hồng thật để bán cho người khác hoặc cầm cố, vay nóng nhằm trụt lợi. Dưới đây là hai trường hợp điển hình điển hình:

Ông Sáu nhà ở Q.7, TP.HCM lại bị lừa đánh tráo sổ đỏ. Cụ thể, khi biết thông tin nhà ông Sáu bán nhà, một người đến xin xem sổ đỏ, chứng minh nhân dân và hộ khẩu bản phô tô để kiểm tra quy hoạch với mục đích mua căn nhà. Sau khi xem xong, người này đem bộ hồ sơ phô tô về. Mấy ngày sau người này đến đặt vấn đề mua bán và xin xem sổ đỏ bản chính lại một lần nữa. Tại đây, sổ đỏ nhà ông Sáu đã bị tráo đổi bằng một cuốn sổ đỏ giả mà ông không hề hay biết. “Mấy ngày hôm sau tôi đi tập thể dục, gặp mấy người bạn họ nói gần đây hay có tình trạng giả sổ đỏ, đánh tráo sổ đỏ. Linh tính không hay, tôi về lấy bản phô tô sổ đỏ cũ và sổ đỏ mới ra đối chiếu thì phát hiện ra một sự khác biệt nhỏ là trên cuốn sổ đỏ mới thiếu ngày cấp sổ còn mọi thứ giống nhau như đúc, không thể nhận ra đâu là thật đâu là giả”, ông nói. Điều đáng nói, sổ đỏ nhà ông đã bị các đối tượng lừa đảo lên phòng công chứng ở Q.Tân Phú sang tên cho một người khác. “Tôi đang thưa ra tòa để nhờ ngăn chặn giao dịch, chuyển tên sổ đỏ nhà của tôi và tố cáo công chứng viên tiếp tay cho lừa đảo”, ông Sáu cho hay.

Cùng chung số phận với ông Sáu, bà Nguyễn Thị Ngọc Diễm (ở đường Huỳnh Tấn Phát, P.Tân Thuận Đông, Q.7) cho biết vào tháng 12.2018 bà rao bán căn nhà thì có một nhóm người đến xem nhà. Những người này yêu cầu bà Diễm cho xem sổ đỏ căn nhà. Sau khi chụp hình sổ đỏ, các loại giấy tờ cá nhân của bà, những người này hẹn ngày quay lại đặt cọc. Mấy ngày sau, nhóm người này đến thương lượng mua nhà, nhưng không thành và sau đó “một đi không trở lại”. Bẵng đi gần nửa năm, ngày 25.4.2019 bà Diễm cầm sổ đỏ đi công chứng bán căn nhà trên thì phát hiện sổ đỏ nhà bà đã bị thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn chi nhánh Gò Vấp. Sau khi tìm hiểu bà mới phát hiện nhóm đối tượng này đã lấy thông tin làm giả sổ đỏ nhà bà, sau đó đánh tráo sổ đỏ. Những đối tượng này đến Phòng công chứng Hoàng Long (Q.11) để làm công chứng ủy quyền và sau đó qua phòng công chứng Nguyễn Nguyệt Huệ (Q.6) làm thủ tục mua bán với nhau. “Sau khi phát hiện căn nhà bị đánh tráo sổ đỏ và bị cầm cố ngân hàng, tôi đã tố cáo lên công an nhưng đến nay gần 2 tháng vẫn chưa có kết quả”, bà Diễm cho hay.

Chiêu lừa thứ 3: Bị lừa rồi đi lừa lại người khác

Đó là những người mua dính vào trường hợp 1 hoặc 2 nêu trên hoặc bất kì trường hợp nào khác tương tự mà có khả năng tạo nên rắc rối cho họ sau khi giao dịch, mặc dù biết là mình đã bị lừa và xong vì không nỡ mất tiền, nên những người này tiếp tục bán lại bất động sản cho người khác.

Một ví dụ điển hình từ một người bạn của Tri Tin Investment, đó là vào khoảng năm 2008, khi anh này thấy tin đăng bán một lô đất từ một người rao trên website giá 2,4 tỉ và đã được ngân hàng Agribank phát chứng thư cho vay đến 2 tỉ, lô đất cũng đang cho thuê có doanh thu. Người bạn của chúng tôi là một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, đã mang sổ photo lên Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận Bình Tân và cũng đã gọi qua ngân hàng Agribank để kiểm tra xem có đúng với thông tin người bán đã quảng cáo hay không. Và trải qua một số bước thẩm ra nữa, cho rằng đây là một cơ hội tốt, người bạn này quyết định xuống tiền để đầu tư.

Đến ngày hai bên ra công chứng thì bên bán gồm 2 vợ chồng, ngay khi công chứng và chồng tiền xong không hiểu sao ngay lập tức người vợ (bên bán) cầm bao tiền ngay lập tức lên xe taxi đi rất nhanh đến nỗi quên cả đóng cửa. Sau đó người mua (bạn chúng tôi) cùng người chồng (bên bán) đến lô đất để nhận bàn giao. Trên đường đi người bán thực hiện một số cuộc gọi điện thoại cho người thuê đất và sau đó trả lời với bạn tôi rằng hôm nay người thuê đất không có ở đó nên không thể mở cửa cho hai bên vào được và hẹn sáng mai. Và trong đêm người bạn của tôi hồi tưởng lại quá trình diễn ra mua bán như trên, cảm thấy lo lắng, vào sáng sớm hôm sau người bạn của chúng tôi đến lô đất sớm và trên đường đi có gọi cho người bán cùng đến bàn giao nhưng đã hẹn đã không liên lạc được. Khi bạn chúng tôi đến lô đất thì bất ngờ có một người phụ nữ quét sân gần đó, thấy bạn tôi gõ của yêu cầu người thuê đất mở cửa đã đến hỏi chuyện thì biết bạn tôi là người mua gần nhất, bất ngờ người phụ nữ này kéo cả gia đình ra và nói rằng đó là đất của gia đình cô ấy và không cho bạn của tôi vào. Sau một hồi phân trần, chuyện vỡ lỡ ra và được biết rằng lô đất này trước đây bị một kẻ lừa bán cho 2 người, và sau này hình thành 2 đường dây, mỗi người lại bán cho nhiều người nữa, cuối cùng lần gần nhất là đến vợ chồng người bán cho bạn chúng tôi và người phụ nữ trên.

Sau cùng, người mua (bạn chúng tôi) cũng liên lạc được với bên bán (cặp vợ chồng), họ cũng thừa nhận và hứa sẽ trả tiền. Nhưng cho đến giờ là năm 2019 bạn của chúng tôi mới chỉ nhận được một phần rất nhỏ của số tiền.

GIẢI PHÁP:

Để tránh những rủi ro bất trắc xảy ra, Tri Tin Investment có một số lời khuyên gợi ý đến người bán:

  • Không cho phép đối tượng xem bất động sản được chụp hình.
  • Không giao căn cước công dân hay hộ khẩu (photo) cho người xem.
  • Trước khi giao sổ hồng, sổ đỏ photo thì phải xóa đi các thông tin về nhân thân trên sổ như: số căn cước công dân, địa chỉ sổ hộ khẩu…
  • Gia tăng kinh nghiệm nhìn người thông qua tương tác với nhiều người, có thể tham khảo thêm một số khóa học về Nhân tướng học ứng dụng.
  • Khi có cảm giác bất an về thông tin giao dịch với những người trước thì đừng chần chừ hãy mang sổ hồng, sổ đỏ đến Phòng Tài Nguyên Môi Trường để kiểm tra xem bất động sản của bạn có đang trong tình trạng an toàn hay không.

Với người đi mua nhà lần đầu, bạn có thể đọc các bài viết khác tại website Tri Tin Invest hoặc sử dụng dịch vụ hỗ trợ mua nhà của chúng tôi tại đây.

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

CẨN TRỌNG KHI MUA NHÀ QUA NGÂN HÀNG

Mua nhà đang được thế chấp trong ngân hàng cũng cần thận trọng, vì Ai cũng...

Tiếp tục đọc

HIỂU RÕ HƠN VỀ RỦI RO CỌC CÔNG CHỨNG

Hôm trước có đọc và thấy rất nhiều tranh luận xung quanh chủ đề “Bẫy...

Tiếp tục đọc

RỦI RO SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ĐỂ “LÁCH LUẬT” TRONG GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN

1. Nếu có tranh chấp xảy ra, bên nhận ủy quyền (trường hợp này là bạn)...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay