LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT

LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT

LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

Nếu hiện tại, chúng ta có 100 triệu đồng, và muốn gấp đôi số tiền này,
Công thức cơ bản FV=PV*(1+r)^n, sẽ cho chúng ta kết quả:
a) đầu tư với lãi suất 6% trong 11.9 năm, hoặc
b) đầu tư với lãi suất 15% trong 4.96 năm.
Cả hai trường hợp a,b này đều cho chúng ta 200 triệu đồng.
Dùng công thức 72, lấy 72 chia cho lãi suất (không có phần trăm) cũng cho chúng ta kết quả gần sát là 12 năm, và 4.8 năm.

** Câu hỏi tôi đặt ra là số tiền 200 triệu trong trường hợp a và b sẽ tương đương với sức mua của số tiền bao nhiêu vào thời điểm hiện tại, nếu như lạm phát.

Câu hỏi này có thể giải bằng 2 cách:

** Cách tiếp cận 1: Tìm giá trị hiện tại của 200 triệu, lạm phát 4%

– Trường hợp a: 200 triệu ở thời điểm 11.9 năm, sẽ có sức mua tương đương với = PV = FV/(1+r)^n = 200/(1+4%)^11.9 = 125.43 triệu đồng

– Trường hợp b: 200 triệu ở thời điểm 4.96 năm sau, sẽ có sức mua tương đương với = PV = FV/(1+r)^n = 200/(1+4%)^4.96 = 164.65 đồng.

** Cách tiếp cận 2: Tìm lãi suất thực

Ta có công thức tài chính thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa (6%, 15%), lạm phát (4%) và lãi suất thực như sau:

(1+ Lãi suất thực) * (1+Lạm phát) = (1+ Lãi suất danh nghĩa)

⇒ Lãi suất thực = ((1+ Lãi suất danh nghĩa)/ (1+Lạm phát))-1

Ghi chú: công thức LS thực = LS danh nghĩa – Lạm phát là công thức tạm tính, không phải công thức chính xác!

Trường hợp a: lãi suất danh nghĩa 6%
Lãi suất thực = ((1+6%)/(1+4%))-1 = 1.92%.
Từ đó tính ra FV = PV(1+r)^n = 100*(1+1.92%)^11.9=125.43 triệu đồng

Trường hợp b: lãi suất danh nghĩa là 15%
Lãi suất thực = ((1+15%)/(1+4%))-1 = 10.58%.
Từ đó tính ra FV = PV(1+r)^n = 100*(1+10.58%)^4.96=164.65 triệu đồng

Như vậy cả 2 cách tính cho ta kết quả giống nhau.

** Kết luận:
– 100 triệu đồng, đầu tư với lãi suất 6% trong 11.9 năm, sẽ cho ta 200 triệu đồng. Và 200 triệu đồng này có giá trị (sức mua) tương đương với 125.43 triệu đồng ở hiện tại.

– 100 triệu đồng, đầu tư với lãi suất 15% trong 4.96 năm, sẽ cho ta 200 triệu đồng. Và 200 triệu đồng này có giá trị (sức mua) tương đương với 164.65 triệu đồng ở hiện tại.

** Bài học cần rút ra: Chúng ta cần đầu tư tiền với lãi suất cao để tiền tăng trưởng nhanh, và ít bị ảnh hưởng của lạm phát.

Tác giả bài viết: Lâm Minh Chánh
Giám đốc Trường QTKD www.BizUni.vn

Xem thêm >>> KIẾM TIỀN, TIẾT KIỆM TIỀN, BẢO VỆ TIỀN VÀ ĐẦU TƯ TIỀN ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU TÀI CHÍNH, AI CŨNG CÓ THỂ ÁP DỤNG

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

MẠN BÀN VỀ TÊ MU (PHẦN 2)

Chiến lược cạnh tranh của Temu. Như đã nói ở phần trước, Temu cũng theo...

Tiếp tục đọc

MẠN BÀN VỀ TÊ MU (PHẦN 1)

Mấy hôm nay, thị trường VN dậy sóng với key word Temu (TM). Trên FB có nhiều stt...

Tiếp tục đọc

BÀI TOÁN NHÀ Ở XÃ HỘI: NGUỒN LỰC, NGUỒN CUNG VÀ NGUỒN CẦU

Khiến nhà ở trở nên vừa túi tiền của người dân là một vấn đề trên toàn...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay