TÍNH TOÁN LỢI TỨC ĐẦU TƯ – PHẦN 1

TÍNH TOÁN LỢI TỨC ĐẦU TƯ – PHẦN 1

PHẦN 1 – PHÂN TÍCH CHI PHÍ VỐN

Chi phí vốn là những dự án lớn, đòi hỏi phải đầu tư lượng tiền mặt (dù ít hay nhiều), thường được triển khai giúp doanh nghiệp tạo doanh thu hoặc giảm chi phí trong thời gian hơn một năm.

Hạng mục này rất rộng, bao gồm mua sắm thiết bị, mở rộng hoạt động kinh doanh, mua lại doanh nghiệp và phát triển sản phẩm mới. Một chiến dịch marketing mới cũng có thể được coi là một dự án đầu tư vốn cơ bản. Sửa chữa tòa nhà, nâng cấp hệ thống máy tính và mua xe mới cho doanh nghiệp cũng vậy. Các doanh nghiệp xử lý những khoản này khác với mua bán hàng tồn kho, văn phòng phẩm, đồ dùng tiện ích… thường vì 3 lý do:

  1. Thứ nhất, chúng đòi hỏi doanh nghiệp phải chi một khoản tiền mặt lớn (và đôi khi là vô hạn).
  2. Thứ hai, chúng thường được kỳ vọng sẽ mang lại lợi tức trong nhiều năm, vì vậy giá trị thời gian của tiền cũng được tính đến.
  3. Thứ ba, chúng luôn bao hàm một mức độ rủi ro nào đó. Bởi đa phần một doanh nghiệp có thể không biết liệu chi phí này có “hiệu quả” không – tức là liệu nó có mang lại những kết quả như kỳ vọng không. Ngay cả nếu nó không hiệu quả như dự kiến, doanh nghiệp cũng không thể biết chính xác khoản đầu tư đó sẽ mang lại bao nhiêu tiền mặt.

Sau đây là 3 bước cơ bản để phân tích các chi phí đầu tư cơ bản (và tiếp theo là 3 phương pháp mà dân tài chính thường dùng để đánh giá có nên thực hiện một khoản mục đầu tư cơ bản hay không):

Bước 1 của quá trình phần phân tích phi phí đầu tư cơ bản là xác định ngân sách tiền mặt ban đầu. Các ước tính và giả định đã tham gia ngay từ bước này: bạn phải phán đoán về chi phí có thể của một chiếc máy hoặc một dự án trước khi nó bắt đầu tạo ra doanh thu. Chi phí có thể bao gồm chi phí mua sắm thiết bị, chi phí lắp đặt thiết bị, thời gian để mọi người học cách sử dụng… Thông thường, doanh nghiệp phải chịu hầu hết các chi phí trong năm đầu tiên, nhưng có thể một số khoản chi phí sẽ đổ sang năm thứ hai hoặc thậm chí năm thứ ba. Tất cả các tính toán này cần được thực hiện dưới dạng dòng tiền ra khỏi cửa, chứ không phải khấu trừ lợi nhuận.

Bước 2 là dự kiến dòng tiền mặt tương lai mà khoản đầu tư mang lại. Một lần nữa bạn muốn biết dòng tiền đi vào chứ không phải lợi nhuận*. Đây là một bước đòi hỏi sự khéo léo và hiển nhiên là một ví dụ về nghệ thuật tài chính – bởi hai lý do: một là rất khó dự đoán tương lai, hai là có nhiều yếu tố khác cần phải tính đến. Các nhà quản lý cần dè dặt, thậm chí thận trọng, khi ước tính dòng tiền tương lai mà một khoản đầu tư mang lại. Nếu khoản đầu tư mang lại lợi tức cao hơn dự kiến, ai cũng sẽ vui vẻ. Nếu lợi ích mà khoản đầu tư hoàn lại thấp hơn đáng kể, chẳng ai vui mừng, và doanh nghiệp có thể đang lãng phí tiền.

Bước 3 là đánh giá dòng tiền tương lai để tính toán lợi tức đầu tư. Dòng tiền đó có đủ lớn, đáng để đầu tư không? Chúng ta có thể xác định điều đó trên cơ sở nào? Các chuyên gia tài chính thường sử dụng ba phương pháp khác nhau – đơn lẻ hoặc kết hợp – để quyết định liệu một khoản mục chi tiêu nhất định có đáng thực hiện hay không: phương pháp thời gian hoàn vốn (pay back); phương pháp giá trị hiện tại ròng (net present value – NPV); và phương pháp tính tỷ lệ lợi tức nội bộ (internal rate of return – IRR). Mỗi phương pháp cung cấp những thông tin khác nhau và có những điểm mạnh cùng những điểm yếu đặc thù.

Hầu hết công việc và trí tuệ cho công tác lập ngân sách vốn tốt đều đòi hỏi các ước tính về chi phí và lợi nhuận. Ta phải thu thập và phân tích nhiều dữ liệu – đây là công việc rất khó khăn. Sau đó, ta phải biết chuyển những dữ liệu này thành những dự phóng về tương lai. Các nhà quản lý khôn ngoan về tài chính hiểu cả hai đều là những quá trình khó khăn, và họ sẽ đặt câu hỏi cũng như thách thức các giả định.

Trích từ sách Financial Intelligence, tác giả Karen Berman, Joe Knight, John Case

Mời bạn xem tiếp >>> TÍNH TOÁN LỢI TỨC ĐẦU TƯ – PHẦN 2

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

200 TRIỆU ĐẦU TƯ: LÀM SAO TRÁNH ‘BẪY CHUỘT’ VÀ KHÔNG BIẾN THÀNH HỌC PHÍ?

Khi bắt đầu để dành được vốn đầu tư 200 triệu đồng Với số vốn này,...

Tiếp tục đọc

LẦN ĐẦU ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN: HỌC PHÍ HAY CƠ HỘI? BÍ QUYẾT ĐỂ KHÔNG MẤT TIỀN TỶ

Mua bán đất trong lần đầu 90% là học phí, 10% là đầu tư có lời. Để hạn...

Tiếp tục đọc

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KHI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

Đất để trống thì không có hiệu quả khai thác sử dụng hơn bđs có căn nhà...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay