ĐƯƠNG ĐẦU VỚI MỘT TƯƠNG LAI KHÔNG CHẮC CHẮN

ĐƯƠNG ĐẦU VỚI MỘT TƯƠNG LAI KHÔNG CHẮC CHẮN

“Trên đời không có gì là chắc chắn ngoại trừ chính sự không chắc chắn.” Bài viết thể hiện quan điểm từ kinh nghiệm cá nhân, không theo học thuyết chính quy nào nên NĐT thận trọng khi sử dụng.

—————————-

Tương lai chỉ có một. Nhưng với một nhà đầu tư (NĐT), nếu chỉ xây dựng 1 kịch bản duy nhất cho tương lai và đặt cược vào nó thì đó sẽ là một chiến lược rủi ro. Elon Musk có thể chấp nhận mất hết tiền để đầu tư vào Tesla hay SpaceX nhưng một NĐT thông thường sẽ hiếm khi chấp nhận các cú cược lớn như vậy. Dù bạn có thực sự tin vào tương lai của Bitcoin, sẽ rất ít người dám thực hiện hành động liều lĩnh là mang toàn bộ gia sản cược vào Bitcoin.

Như vậy, sẽ hợp lý hơn với NĐT nếu nhìn tương lai thành một chuỗi các kịch bản khác nhau có thể xảy ra và  tiến hành phân bổ tài sản để bảo đảm nếu mình nhận định sai hoặc may mắn không đứng về phía mình thì kết quả cũng không quá tệ.

NĐT vẫn cần xây dựng một chính kiến của mình về thị trường nhưng không nhất thiết phải đặt cược tất cả vào cơ hội mà mình nghĩ là ngon nhất. Thay vào đó, NĐT phân chia khoản đầu tư thành nhiều giỏ để nếu cơ hội ngon nhất không diễn ra như mình mong muốn thì các cơ hội khác vẫn giúp kết quả tổng thể đạt kỳ vọng (ví dụ cao hơn lãi suất tiết kiệm)

Trong số các cơ hội có thể có, tùy vào tình hình  mà NĐT có thể tính toán được phân bổ bao nhiêu tiền vào mỗi cơ hội là hợp lý. Tình hình  là một từ chung chung, có nhiều cách để tính toán ra phân bổ tài sản. Ở đây mình sẽ trình bày một cách tiếp cận đơn giản, không cần những phép tính huyền bí nào để số đông NĐT không chuyên có thể cân nhắc áp dụng trong thực tế. (Các NĐT chuyên nghiệp có thể sử dụng các cách thức khác như tối ưu hệ số Sharp…Những phương pháp phức tạp không nằm trong phạm vi thảo luận của bài viết này)

Một cách tiếp cận đơn giản mà mình cho rằng khá phù hợp với đặc tính của thị trường Việt Nam là xây dựng chiến lược phân bổ tài sản linh hoạt để có thể thay đổi trạng thái danh mục từ phòng thủ sang tấn công và ngược lại. Phòng thủ có nghĩa là NĐT sẽ ưu tiên tìm kiếm tính an toàn, tính thanh khoản và dòng tiền. Tấn công có nghĩa là NĐT sẽ ưu tiên tìm kiếm tăng trưởng lợi nhuận.

Vậy căn cứ vào đâu để điều chỉnh tính tấn công hay phòng thủ của danh mục ? Chúng ta đang bàn đến những vấn đề cốt lõi nhất của đầu tư. Tất nhiên bài viết ngắn ngủi này không thể nói hết được tất cả nội dung liên quan đến vấn đề này.

Mình sẽ giải thích những yếu tố theo mình là quan trọng nhất để NĐT nên nắm rõ:

1. Chúng ta đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế và điều gì có thể xảy ra tiếp theo ?. 2. Định giá của tài sản so với giá trị thực của chúng đang ở mức nào ?

Tại sao lại cần hiểu về chu kỳ kinh tế ? P. Fisher, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường” , từng nói với “thời điểm để bán cổ phiếu tuyệt vời gần như là không bao giờ”. Điều đó có nghĩa là Fisher sẵn sàng nắm giữ cổ phiếu rất dài hạn, kể cả những thời điểm biết rằng giá cổ phiếu đang ở ngưỡng vượt quá giá trị thực. Đây cũng là cách tiếp cận của NĐT nổi tiếng Warren Buffett. Chiến lược này theo quan điểm của mình là sẽ có hiệu quả cao và hợp lý khi có 2 điều kiện sau:

– Chúng ta có thể đầu tư trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định

– Có những doanh nghiệp tuyệt vời

– Số vốn quản lý lớn không phù hợp để nhảy ra nhảy vào

Nền kinh tế Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu tốt về tiềm năng tăng trưởng. Niềm tin vào đồng VND cũng vững vàng hơn giai đoạn trước giúp VN đang có cơ hội thu hút được dòng vốn đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại một số yếu tố gây cản trở đến sự tăng trưởng bền vững như sự phụ thuộc lớn vào tín dụng của ngân hàng, nền kinh tế chưa có mũi nhọn thực sự và còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên, trình độ của các doanh nghiệp Việt mới chỉ thâm nhập được vào phần giá trị thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu…Những yếu tố này dẫn đến sự tăng trưởng của Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi được tính chu kỳ. Bạn có thể thấy điều đó thông qua nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán là ngân hàng và bất động sản (chứ không phải là công nghệ như thị trường Mỹ). Những doanh nghiệp tuyệt vời vì vậy cũng hiếm có khó tìm, trên lịch sử sàn chứng khoán mình mới thấy có 2 trường hợp có thể xem chạm gần nhất với khái niệm doanh nghiệp tuyệt vời (mà có thể cũng chỉ duy trì được 1 giai đoạn chứ chưa chắc đã kéo dài). Với bản chất mang nhiều tính chu kỳ của kinh tế Việt Nam, việc tiếp cận theo tính chu kỳ có thể xem là khá thuận theo tự nhiên. Cách tiếp cận này linh hoạt hơn phương án mua và nắm giữ dài hạn khi cho rằng NĐT nên lựa theo tính chu kỳ lên xuống của kinh tế để gia tăng tỷ trọng danh mục tấn công (cổ phiếu tăng trưởng, bất động sản tăng trưởng) hay gia tăng tỷ trọng danh mục phòng thủ (cash, trái phiếu, vàng, cổ phiếu phòng thủ, bất động sản phòng thủ). Hiểu biết về chu kỳ đặc biệt quan trọng với các tài sản ít nhiều có tính đồng nhất như cash, vàng, trái phiếu chính phủ. Bạn cũng sẽ có thể phân biệt được bản chất của việc tăng giá đối với mỗi tài sản là không giống nhau.

Tại sao lại cần hiểu về định giá tài sản ? Trừ khi bạn mua được cổ phiếu của một doanh nghiệp tuyệt vời, nếu không thì khả năng định giá sẽ quyết định rất nhiều đến thành công của một khoản đầu tư. Kể cả thuận chu kỳ, nếu bạn chọn sai tài sản để mua, bạn vẫn có thể lỗ. Hiểu biết về định giá đặc biệt quan trọng với các tài sản có tính đặc thù cao như cổ phiếu, bất động sản và cả trái phiếu doanh nghiệp. Vì chọn được cổ phiếu tuyệt vời rất rất khó, các khoản đầu tư sẽ có thể cần phân bổ vào các tài sản bị định giá thấp hơn giá trị nội tại. Giá càng thấp hơn giá trị nội tại thì biên an toàn (safety margin) càng cao và cơ hội để bạn có lợi nhuận khi giá quay về giá trị nội tại càng lớn. Mỗi loại tài sản có một cách định giá khác nhau, bạn chỉ nên đầu tư những tài sản trong vòng tròn hiểu biết (circle of competence) của mình.

Có rất nhiều điều để nói cả trên góc độ lý thuyết lẫn thực tế đối với 2 vấn đề mình đề cập trong bài viết này. Phạm vi ngắn ngủi của bài viết không cho phép thảo luận quá nhiều vấn đề, mình chỉ đưa ra 1 phương pháp phân bổ tài sản một cách dễ tiếp cận để chúng ta thảo luận. Phương pháp này tóm tắt như sau:

❖ Chia tổng tài sản thành nhiều giỏ (bạn không nhất thiết cần bỏ tiền vào tất cả các giỏ mà chuyển dịch tiền giữa các giỏ tùy vào nhận định về thị trường):

  • Giỏ chi tiêu (sinh hoạt phí)
  • Giỏ phòng thủ (tiền mặt, trái phiếu, vàng, bất động sản phòng thủ, cổ phiếu phòng thủ)
  • Giỏ tấn công (cổ phiếu tăng trưởng, bất động sản tăng trưởng)
  • Giỏ đầu tư dài hạn (cổ phiếu tuyệt vời hoặc tài sản tuyệt vời nào đó)
  • Giỏ xổ số (start up, bitcoin, commodities…)

❖ Xác định rõ identity và vòng tròn hiểu biết của mình, chỉ đầu tư những thứ đi đúng với identity của mình và nằm trong vòng tròn hiểu biết của mình. Tuyệt đối không nghe ai xui để đầu tư. Cơ hội có thể phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người kia.

❖ Xác định rõ mình đang ở khoảng nào trong chu kỳ kinh tế để biết nên chỉnh độ tấn công hay phòng thủ của danh mục ở mức nào. Từ đó xác định tỷ trọng tiền phân bổ cho từng loại tài sản nên khoảng bao nhiêu là hợp lý. Cẩn thận khi đầu tư ngược chu kỳ, xác định rõ biên độ an toàn có đủ không khi tham gia.

❖ Xem trong số các cơ hội có thể mua, cơ hội nào trong vùng giá hợp lý và cơ hội nào giá đang quá cao. Nên nhớ cơ hội thường nằm ở nơi chả ai thèm quan tâm chứ không nằm ở nơi mà ai cũng thấy ngon.

❖ Với NĐT đang ở giai đoạn tích lũy, việc phân bổ có thể sẽ ít quan trọng với các bạn hơn. Chuyện này không có gì cản trở việc các bạn lựa chọn khoản đầu tư theo tiêu chí thuận chu kỳ và định giá hợp lý. Hầu hết mọi người đều bắt đầu từ một số tiền nhỏ, nếu làm đúng đắn chúng sẽ trở nên đáng kể sau năm tháng. Và cả năng lực bản thân của chúng ta cũng vậy.

Tác giả: Nguyễn Nam

Link gốc: https://leox.vn/duong-dau-voi-mot-tuong-lai-khong-chac-chan-1609318255994

Xem thêm >>> CÀI ĐẶT THẾ GIỚI QUAN VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA BẠN

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

MẠN BÀN VỀ TÊ MU (PHẦN 2)

Chiến lược cạnh tranh của Temu. Như đã nói ở phần trước, Temu cũng theo...

Tiếp tục đọc

MẠN BÀN VỀ TÊ MU (PHẦN 1)

Mấy hôm nay, thị trường VN dậy sóng với key word Temu (TM). Trên FB có nhiều stt...

Tiếp tục đọc

BÀI TOÁN NHÀ Ở XÃ HỘI: NGUỒN LỰC, NGUỒN CUNG VÀ NGUỒN CẦU

Khiến nhà ở trở nên vừa túi tiền của người dân là một vấn đề trên toàn...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay