BẢY CẤP BẬC ĐẦU TƯ (PHẦN II)
Bảy cấp bậc đầu tư được Robert T.Kiyosaki chỉnh sửa nội dung phù hợp với kinh nghiệm thực tế của ông dựa trên sự đồng ý của tác giả John Burley – người được coi là một trong những bộ óc khôn ngoan nhất trong thế giới đầu tư bất động sản, khi ngoài 30 tuổi, ông đã mua hơn 130 căn nhà mà không dù một đồng bạc nào của mình. Đến tuổi 32, ông hoàn toàn tự do về tài chính. Khi truyền đạt lại kinh nghiệm của mình, John Burley đã xác định và phân chia người đầu tư thành 6 bậc dựa trên mức độ kinh nghiệm của họ cũng như sự khác nhau về tính cách cá nhân. Robert Kiyosaki đã phát triển tăng thêm một bậc dựa trên cách xếp bạc của Burley.
Tri Tin Investment lọc lại những ý chính và giới thiệu đến bạn đọc, những ai đang tìm cách bước đi trên con đường tự do tài chính.
Bậc 4 – Những nhà đầu tư dài hạn
Bậc này là điểm xuất phát của các nhà triệu phú nước Mỹ.
Họ chủ động trong quyết định đầu tư của mình. Họ có một quyết định đầu tư dài hạn được vạch sẵn để có thể giúp họ đạt được mục tiêu tài chính của mình. Họ thường tìm tòi và học hỏi trước khi bắt tay thực sự mua một khoản đầu tư nào đó. Họ tận dụng cách đầu tư định kỳ, và khi có thể họ biết đầu tư một cách khôn ngoan về mặt thuế. Quan trọng nhất là họ biết tìm kiếm tư vấn từ những nhà kế hoạch tài chính lão luyện.
Họ đi theo con đường đầu tư dài hơi bảo thủ được những nhà đầu tư chuyên nghiệp nổi tiếng thành công hàng đầu thế giới đề nghị như Perter Lynch, Warren Buffet…
Nếu bạn chưa là một nhà đầu tư dài hạn, bạn hãy tự mình đến đó càng nhanh càng tốt.
- Hãy ngồi xuống và vạch ra một kế hoạch.
- Hãy kiểm soát những thói quen tiêu sài của bạn. Hãy giảm mức nợ xấu xuống đến mức tối thiểu.
- Hãy sinh hoạt bằng những gì bạn có và sau đó mới tăng lên những phương tiện sinh hoạt chỉ khi nào bạn có thu nhập dư dả.
- Hãy tìm hiểu xem bạn cần đầu tư bao nhiêu mỗi tháng, trong vòng bao lâu ở một mức lãi thực tế bao nhiêu để đạt được mục tiêu của bạn, những mục tiêu như bạn muốn nghỉ làm vào lúc mấy tuổi? bạn cần bao nhiêu tiền sinh sống một tháng?
Ở cấp bậc này, hãy giữ mọi thứ một cách đơn giản. Hãy dùng những công cụ bảo hiểm một cách thông minh cho mục đích bảo vệ chứ không phải tích lũy của cải. Luôn nhớ rằng không bao giờ có một khoản đầu tư an toàn 100%.
Hãy nhảy vào cuộc chơi và bắt đầu những mối đầu tư nhỏ. Bạn sẽ học được nhiều hơn một khi bạn bỏ tiền ra. Tiền bạc có cách làm tăng sự thông minh tài chính của bạn nhanh chóng. Nên nhớ, những mối làm ăn nhỏ sẽ dẫn đến những mối làm ăn lớn, nhưng với điều kiện duy nhất là bạn phải bắt đầu.
Hãy cắt bớt việc tiêu xài bằng thẻ tín dụng, bỏ bớt những “đồ chơi” đắt tiền giảm giá và hãy gọi cho một quỹ hỗ tương nổi tiếng, dành một khoản tiền nhỏ trên cơ sở định kỳ để đầu tư vào quỹ này. Làm như thế sẽ tạo cho bạn có cơ hội về hưu một cách giàu có, nếu bạn bắt đầu đủ sớm và biết theo dõi những gì mình đang làm.
Bậc đầu tư này đòi hỏi sự kiên nhẫn và biết tận dụng thời gian. Nếu bạn biết đầu tư sớm và đều đặn, bạn có thể trở nên giàu có.
Bậc 5 – Những nhà đầu tư chuyên nghiệp
Những nhà đầu tư này có “đủ sức” tìm kiếm những chiến lược đầu tư có nhiều rủi ro hơn hay chủ động hơn. Bởi vì họ có thói quen tiền bạc rất tốt và hiểu biết về đầu tư.
Những nhà đầu tư này đã có đủ trận thua để tìm thấy những kinh nghiệm, những bài học đáng giá rút ra từ những sai lầm và có cả một lỷ lục dài những trận thắng mà họ đạt được đều đặn.
- Những nhà đầu tư này thường mua sỉ các khoản đầu tư hơn là mua lẻ.
- Họ có một nền tảng tài chính vững chắc với nguồn thu nhập kinh doanh hay về hưu đáng kể từ nghề nghiệp của mình, hay có những khoản đầu tư bảo thủ nhưng vững chắc.
- Họ kiểm soát được tỉ lệ vốn/nợ của mình, nghĩa là họ có nhiều thu nhập hơn so với mức chi phí sinh hoạt hàng ngày.
- Họ có sự hiểu biết cặn kẽ về thế giới đầu tư và tự mình chủ động tìm kiếm những hiểu biết, những thông tin mới.
- Họ cẩn thận, nhưng không đa nghi và luôn mở rộng đầu óc của mình.
- Trong đầu cơ, họ chịu rủi ro thấp hơn 20% số vốn họ bỏ vào. Trong khi chấp nhận rủi ro nhiều hơn một người bình thường, họ rất ghét chuyện cờ bạc.
- Họ thường bắt đầu nhỏ, bỏ ra một ít tiền để có hiểu biết với các loại đầu tư, có thể là cổ phiếu, mua lại doanh nghiệp, hùn hạp đầu tư địa ốc hay mua lại những tài sản bị tịch thu đấu giá thế nợ…
- Họ coi thất bại như một bài học kinh nghiệm, rồi quay lại cuộc chơi để học hỏi tiếp, coi thất bại là một phần của quá trình thành công.
- Cũng giống như một người mua nguyên bộ máy vi tính từ gian hàng bán lẻ, có những người khác đi mua các bộ phận rời và sau đó tự lắp ráp thành một máy vi tính theo nhu cầu sử dụng của mình. Nhà đầu tư bậc 5 thường sắp đặt những mối đầu tư khác nhau của chính họ lại với nhau thành một mối đầu tư lớn y như vậy.
- Những nhà đầu tư này biết rõ rằng chính những thời điểm khi nền kinh tế đi xuống là lúc thị trường đang trao cho họ những cơ hội thành công ngàn vàng. Họ nhảy vào thị trường khi những người khác nhảy ra và ngược lại. Ở cấp bậc này, một chiếc lược thoát ra còn quan trọng hơn chiến lược nhảy vào thị trường.
- Họ rõ ràng về những nguyên tắc hay những quy luật của chính họ về đầu tư. Họ có một kế hoạch và những mục tiêu cụ thể. Họ không ngừng học hỏi mỗi ngày.
- Họ hiểu rõ tiền bạc và biết cách bắt tiền bạc làm việc cho mình. Họ tập trung chính vào việc làm tăng tài sản của họ hơn là đầu tư bởi vì họ có thể kiếm thêm thu nhập. Họ tái đầu tư những khoản lời kiếm được để xây dựng và mở rộng nền tảng tài sản của họ.
- Mặc dù họ không sở hữu thứ gì, họ kiểm soát tất cả mọi thứ qua các công ty, tập đoàn, tổ hợp ủy thác hay đối tác.
- Họ có một hội đồng giám đốc của chính họ để có thể giúp họ trong việc quản lý tài sản.
- Họ lắng nghe những lời tư vấn và học hỏi từ chuyên gia ngân hàng, kế toán viên, luật sư và nhà môi giới.
- Họ truyền dạy sự hiểu biết này cho con của họ và các thế hệ sau.
Bậc 6 – Những nhà đầu tư thật sự
Những người này không chỉ đơn thuần là nhà đầu tư thuộc nhóm Đ mà còn là doanh nhân tài giỏi thuộc nhóm C, bởi vì người này có thể vừa tạo ra chuyện kinh doanh lại vừa tạo ra cơ hội đầu tư đúng lúc.
Mục đích của nhà đầu tư thực sự là tạo ra nhiều tiền hơn bằng cách tổng hợp hài hòa nguồn vốn, tài năng và thời gian của những người khác. Họ là những người làm “lay động và thúc đẩy” xã hội. Họ tạo ra công ăn việc làm, chuyện kinh doanh và hàng hóa giúp cho một quốc gia phát triển và thịnh vượng. Có thể kể đến ở Mỹ là gia đình Rockefeller, Forfm J.Paul Getty, Bill Gates… ở Việt Nam có ông Phạm Nhật Vượng Vingroup, bà Thái Hương TH Milk & Bắc Á Bank, ông Nguyễn Mạnh Hùng Viettel, bà Phạm Thị Phương Thảo Vietjet Air, HDBank & Sovico Holding…
Những nhà đầu tư bậc 5 thường tạo ra những khoản đầu tư cho riêng họ sử dụng đồng vốn của mình. Trong khi đó, những nhà đầu tư bậc 6 tạo ra những khoản đầu tư không chỉ cho chính họ mà cho những người khác, sử dụng tài năng và nguồn vốn của mọi người. Nhà đầu tư bậc 6 không cần có tiền mới tạo ra tiền, họ biết cách sử dụng tiền và thời gian của người khác (OPM, OPT). Những nhà đầu tư bậc 6 tạo ra những khoản đầu tư cho nhiều người khác mua lại.
Họ là những người tham gia sớm nhất vào một dự án, một sản phẩm, một công ty hay một quốc gia cả hàng nhiều năm trước khi đám đông nhận ra và tham gia.
Những nhà đầu tư bậc 6 thường nghĩ đến những lãi suất từ 100% đến vô hạn. Đó là vì họ biết cách quản lý rủi ro và làm ra tiền mà không cần tiền. Họ biết rằng tiền bạc không phải là một thứ đồ vật hữu hình, mà chỉ là một ý tưởng được tạo ra trong đầu họ. Họ biến nỗi sợ thành sự kích thích thúc đẩy họ tiến tới. Họ biến nỗi sợ thành những kiến thức mới, tài sản mới.
Trò chơi trong cuộc đời họ chính là trò chơi tiền tạo ra tiền.
Họ làm từ thiện rất nhiều và trong nhiều lĩnh vực.
Để có một thế giới tốt đẹp hơn, chúng ta cần có nhiều hơn những nhà đầu tư thực sự, chứ không phải những kẻ đa nghi thường thuyết phục chúng ta.
Bạn là người đầu tư thuộc bậc nào? Bạn muốn trở thành nhà đầu tư cấp bậc nào ngay bây giờ và trong tương lai?
Xem thêm >>> NHÀ ĐẦU TƯ NGHIỆP DƯ VS NHÀ ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận