HIỂU RÕ HƠN VỀ RỦI RO CỌC CÔNG CHỨNG

HIỂU RÕ HƠN VỀ RỦI RO CỌC CÔNG CHỨNG

Hôm trước có đọc và thấy rất nhiều tranh luận xung quanh chủ đề “Bẫy cọc công chứng”. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cách xử lý nên mình có đôi lời sau.

Đầu tiên, chúng ta cần biết lý do tại sao dù đã giao kết thời hạn giao dịch nhưng khi bên mua không thực hiện thì HĐ cọc vẫn không thể tự hủy, hay CCV không hỗ trợ bên bán đơn phương hủy.

  • Vì sao cần phải hủy HĐ cọc công chứng? Khi Anh/chị đã ký kết HĐ cọc và công chứng thì HĐ đó sẽ được treo trên hệ thống của VPCC. Nếu không hoàn tất thủ tục chuyển nhượng hoặc hủy HĐ cọc thì nó sẽ treo mãi trên hệ thống khiến cho BĐS của anh/chị không thể giao dịch với người khác được nữa.

  • Làm sao để hủy HĐ cọc công chứng? Pháp luật hiện hành không quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, nếu đã công chứng hợp đồng này thì khi huỷ hợp đồng, hai bên lại phải thực hiện thủ tục huỷ hợp đồng tại văn phòng công chứng nơi đã công chứng hợp đồng ban đầu. Hai bên thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 40 Luật Công chứng 2014.

  • Theo điều 422 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng. Thì bên bán có quyền xác định HĐ cọc đã chấm dứt và yêu cầu hủy HĐ cọc nếu bên mua không thực hiện đúng thời hạn ký kết chuyển nhượng. Tuy nhiên, công chứng viên (CCV) còn phải tuân thủ quy định tại Điều 51 Luật Công chứng năm 2014: “Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó”. Để yêu cầu các bên trong HĐ phải tiến hành thủ tục hủy bỏ hợp đồng đặt cọc.

  • Thêm nữa, CCV hiện tại không có chức năng, nhiệm vụ hủy đơn phương HĐ của khách hàng mà cần phải có yêu cầu của hai bên hoặc phán quyết của Tòa Án. Và CCV cũng hoàn toàn không thể xác thực được việc có phát sinh giao dịch nào khác của hai bên ngoài HĐ cọc hay không. Điều này dẫn đến hệ quả người BÁN hoàn toàn có thể tìm cách gài người MUA để lừa cọc và đơn phương hủy HĐ cọc.

  • Câu chuyện lừa đảo trong mua bán BĐS không phải là mới, thế nên để an toàn thì đa số CCV sẽ luôn yêu cầu cả bên BÁN và MUA đến ký vào thủ tục hủy HĐ cọc công chứng là vì thế. Khi mà Luật Dân Sự và Luật Công Chứng chưa có được sự thống nhất trong vấn đề này.

  • Nếu người BÁN cứ chủ quan và ỷ y chỉ dựa vào những ràng buộc thời hạn và phạt cọc trong HĐ cọc công chứng, mà không làm thủ tục hủy HĐ cọc thì rất có thể sẽ rơi vào cuộc chiến pháp lý kéo dài vài năm, nếu bên MUA không thiện chí. Nghe rất buồn cười, nhưng đó là sự thực.

Phương pháp để giải quyết:

  • Cách đơn giản nhất là không công chứng HĐ cọc. Không công chứng thì sau này không cần phải hủy. Tuy nhiên, điều này nó cũng sẽ đi kèm theo các rủi ro khác trong giao dịch BĐS như là: sổ giả, chủ nhà giả, bên bán nhận cọc nhiều người… Nói chung, mình khuyên mọi người vẫn nên cọc công chứng để đem lại sự yên tâm cho đôi bên.

  • Nếu gặp trường hợp bên MUA không đến văn VPCC làm thủ tục chuyển nhượng như cam kết. Thì người BÁN yêu cầu CCV lập biên bản sự việc và ký tên, hoặc liên hệ Thừa Phát Lại lập vi bằng tại thời điểm đó để làm bằng chứng. Sau đó, khởi kiện ra Tòa để yêu cầu tuyên vô hiệu HĐ cọc. Tất nhiên, cách này cũng mất thời gian nhưng chắc chắn nhanh hơn thời gian kiện tụng sau này rất rất nhiều.

  • Về phía người MUA, nếu đến hạn ký chuyển nhượng mà bên BÁN vì lý do nào đó yêu cầu thay đổi địa điểm hay thời gian ký. Thì ngay lập tức yêu cầu bên BÁN cùng mình đến VPCC để sửa đổi HĐ cọc theo thỏa thuận. Nếu đúng hạn mà bên BÁN không có mặt thì yêu cầu CCV lập biên bản ký vào hoặc cũng liên hệ Thừa Phát Lại lập vi bằng. Tuyệt đối không thỏa thuận qua ĐT hay Zalo, một khi đã cọc công chứng.

  • Có một điều mà anh/chị đi mua BĐS ít để ý, đó là ngoài những thỏa thuận về pháp lý của BĐS thì khi làm HĐ cọc nhớ phải giao kết rõ thời gian và địa điểm công chứng, sang tên (tên, địa chỉ của VPCC) để tránh việc người bán gài kèo để hủy HĐ cọc.

Hiện tại, khi mà Luật Dân Sự và Luật Công Chứng vẫn chưa có sự thống nhất điều chỉnh hay quy định cụ thể về trường hợp này. Thì tốt nhất anh/chị hãy nắm những vấn đề cơ bản như trên để có phương thức giao dịch cho phù hợp. Chúc mọi người thành công!

Tác giả: Tuấn Minh Nguyễn

Nguồn: Bất động sản Việt Nam

Xem thêm >>> RỦI RO MUA BÁN NHÀ ĐẤT QUA VI BẰNG

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM: CÁC HÌNH THỨC THỪA KẾ

Pháp luật thừa kế Việt Nam quy định hai hình thức thừa kế di sản là thừa...

Tiếp tục đọc

MẠN BÀN VỀ TÊ MU (PHẦN 2)

Chiến lược cạnh tranh của Temu. Như đã nói ở phần trước, Temu cũng theo...

Tiếp tục đọc

MẠN BÀN VỀ TÊ MU (PHẦN 1)

Mấy hôm nay, thị trường VN dậy sóng với key word Temu (TM). Trên FB có nhiều stt...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay