NHỮNG QUY TẮC CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ

NHỮNG QUY TẮC CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ

QUY TẮC 1 – LUÔN LUÔN GHI NHỚ BẠN ĐANG LÀM VIỆC VÌ LOẠI THU NHẬP NÀO

Có 3 loại thu nhập khác nhau:

1) Thu nhập từ sức lao động: Loại thu nhập này là do một việc làm hay một hình thức lao động nào đó mang lại. Thông thường đó là tiền lương hay phí tư vấn. Loai thu nhập này có thể bị đánh thuế rất cao, do đó rất khó làm giàu. Khi bạn nói với con mình “hãy kiếm một công việc tốt”, tức là bạn đang khuyên con mình làm việc vì ba loại thu nhập này.

2) Thu nhập từ danh mục đầu tư: Loại thu nhập này kiếm được từ các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ hỗ tương… Loại thu nhập này phổ biến nhất trong thu nhập đầu tư chỉ vì các tài sản đầu tư này dễ quản lý và chuyển nhượng hơn các loại tài sản khác.

3) Thu nhập thu động: Loại thu nhập này kiếm được từ bất động sản, bản quyền tác giả hay độc quyền thương hiệu. Tuy nhiên, thu nhập thụ động từ bất động sản chiếm tới khoảng 80%. Hình thức đầu tư bất động sản có nhiều ưu điểm về mặt thuế.

Bạn cần phải làm việc chăm chỉ để kiếm thu nhập từ danh mục đầu tư và thu nhập thụ động, nếu bạn muốn làm giàu.

QUY TẮC 2 – CHUYỂN THU NHẬP TỪ SỨC LAO ĐỘNG THÀNH THU NHẬP TỪ DANH MỤC ĐẦU TƯ HOẶC THU NHẬP THỤ ĐỘNG CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT

Hãy coi chừng những suy nghĩ cực đoan của bạn. Rủi ro bao giờ cũng liền kề với đầu tư, cũng như cuộc đời vậy. Những người hay suy nghĩ cực đoan và sợ mạo hiểm luôn tự mình đánh mất cơ hội vì tật xấu và sự sợ hãi đó.

QUY TẮC 3 – BẢO VỆ NGUỒN THU NHẬP MÀ BẠN KIẾM ĐƯỢC DO CHÍNH SỨC LAO ĐỘNG, BẰNG CÁCH ĐẦU TƯ VÀO MỘT LOẠI CHỨNG KHOÁN

Một miếng đất hay một cổ phiếu chỉ là một loại chứng khoán, chứ không phải là tài sản.

Tài sản là một thứ đem lại tiền cho bạn, thể hiện qua thu nhập bạn có được và nợ là thứ làm bạn mất tiền, thể hiện qua các chi phí.

Hoàn toàn tùy thuộc vào người đầu tư mà các chứng khoán sẽ trở thành tài sản hay nợ đối với họ.

Chính sự thiếu hiểu biết của một người đầu tư khi phân biệt một chứng khoán nào là tài sản hay nợ mới làm đầu tư trở nên rủi ro đối với họ.

QUY TẮC 4 – NGƯỜI ĐẦU TƯ MỚI THỰC SỰ LÀ TÀI SẢN HAY NỢ

Bạn thường nghe mọi người nói “đầu tư là rủi ro” nhưng thực sự chính người đầu tư mới là rủi ro, mới là tài sản hay tiêu sản.

Trong thực tế, một người đầu tư khôn ngoan thường hay bám sát một người đầu tư mạo hiểm khác bởi vì đó chính là nơi phát sinh nhiều cơ hội đầu tư rất hời.

Chính vì vậy mà những nhà đầu tư thông thái thường thích nghe những câu chuyện đầu tư lỗ lã. Họ sẽ tìm hiểu tại sao chúng lại rơi vào thất bại mà từ đó có thể mặc cả mua lại chúng. Và họ cũng không thích nghe những chuyện làm giàu chụp giựt bởi vì họ nghĩ rằng những chuyện ấy chỉ làm cho họ trở thành kẻ thua cuộc nếu nghe theo. Nếu một cổ phiếu được tất cả mọi người biết đến hay đã sinh lời từ lâu, thông thường kẻ nắm giữ cổ phiếu ấy đã gần xong cuộc chơi của mình và chẳng bao lâu sẽ nhảy ra ngoài. Là một người nhóm C (chủ doanh nghiệp) và Đ (nhà đầu tư) thường tìm kiếm những chứng khoán nào hiện đang nợ để biến chúng thành tài sản, hoặc đợi một người nào đó bắt đầu biến chúng thành tài sản.

Hầu hết mọi người coi kẻ đầu tư theo trường phái “phản đối” là một kẻ chống lại xã hội, chống lại đám đông. Nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Một người thuộc nhóm C và Đ, họ coi họ như một người thợ sửa chữa. Họ tìm kiếm những chỗ rạn nứt, gãy vỡ và xem xét liệu có nên sửa chúng hay không. Nếu chúng có thể sửa được, thế thì những thứ đó sẽ trở thành một cơ hội đầu tư tốt chỉ khi nào những nhà đầu tư khác muốn chúng được sửa lại. Còn nếu như chả ma nào thèm đói hoài đến chúng, họ cũng chẳng dại gì bỏ công sức của mình lao vào. Cho nên một nhà đầu tư đúng nghĩa phải có cùng sở thích với đám đông, và đó là lý do tại sao họ không phải là một tay đầu tư ngược đời thực sự. Họ sẽ không bao giờ nhảy vào một khoản đầu tư mà không một ai thèm lưu tâm.

QUY TẮC 5 – MỘT NHÀ ĐẦU TƯ ĐÚNG NGHĨA PHẢI CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI BẤT KỲ TÌNH HUỐNG NÀO CÓ THỂ XẢY RA

Một tay đầu tư lơ mơ, nửa vời chỉ biết cố công suy đoán chuyện gì sẽ xảy ra và xảy ra khi nào.

Bạn có bao giờ nghe một người nào đó nói thế này không: “Tôi lẽ ra đã mua miếng đất đó với giá 250 triệu cách đây 5 năm. Bây giờ nhìn nó xem, không ngờ tuyến cao tốc đã xây xong và miếng đất ấy bây giờ giá đến 1,25 tỷ.”

Hầu hết các cơ hội đầu tư làm cho bạn giàu chỉ xảy ra trong giới hạn về mặt thời gian – chẳng hạn như trong một vài giây như trên thế giới mua bán, hay trong hàng năm trời như trên thị trường địa ốc. Nhưng cho dù khoảng thời gian xuất hiện cơ hội đó dài ngắn thế nào, nếu bạn không chuẩn bị với vốn hiểu biết, kinh nghiệm và tiền dư của mình, cơ hội đó sẽ vuột khỏi tay bạn.

Vậy làm thế nào để chuẩn bị?

Bạn cần phải tập trung và ghi nhớ những gì mà người khác đang tìm kiếm. Mọi thứ đều bắt đầu từ việc luyện tập bộ não của bạn biết tìm kiếm những gì cần tìm, và chuẩn bị sẵn sàng cho những cơ hội đầu tư xuất hiện trước mắt bạn.

Hoặc là sẵn sàng chuẩn bị, hoặc là không. Hoặc là bạn thủ thế chờ cơ hội, hoặc là bạn bỏ mặc. Cho dù bạn lỡ mất một cơ hội ghi bàn trong bóng đá hay trong đầu tư, vẫn luôn luôn có cơ hội ngàn vàng khác chào đón bạn. Điều đáng mừng là trong thế giới ngày nay càng có nhiều cơ hội hơn, nhưng trước tiên bạn cần phải chọn lựa cuộc chơi đó và học các luật chơi.

Có rất nhiều người xuất thân từ lối suy nghĩ về sự khan hiếm trong đời, mà lẽ ra nên là sự đầy rẫy và phong phú.

Một trong những tính cách đặc biệt của một người đầu tư giỏi là biết chuẩn bị kiếm lời ngay khi thị trường vừa đi lên hay đi xuống. Trong thực tế, những nhà đầu tư tài giỏi thường kiếm nhiều tiền hơn khi thị trường đi xuống chỉ bởi lẽ là thị trường thường suy sụp ở tốc độ nhanh hơn đi lên. Nếu bạn không sẵn sàn cho cả hai tình huống đó, thế thì chính bạn – chứ không phải công cụ đầu tư, mới là rủi ro.

QUY TẮC 6 – NẾU BẠN TÌM THẤY MỘT CƠ HỘI NHƯNG LẠI KHÔNG CÓ TIỀN THÌ SẼ PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Nếu bạn có chuẩn bị, nghĩa là bạn có hiểu biết và kinh nghiệm, và tìm thấy một cơ hội tốt, thế thì tiền bạc sẽ tìm đến bạn hoặc là bạn phải đi kiếm nó. Nếu một người tìm thấy một cơ hội tốt, cơ hội đó sẽ tự nó lôi cuốn tiền bạc đổ đến. Còn nếu cơ hội đó không tốt, sẽ khó mà kêu gọi vốn đổ vào đó.

Vậy có bao giờ bạn nhìn thấy một cơ hội tốt nhưng không kêu được vốn? Có chứ, nhưng không phải bản thân cơ hội không lôi cuốn được vốn, mà chính người kiểm soát cơ hội đó không kêu gọi được vốn. Điều đó cũng tương tự như một chiếc xe đua xịn và một tay đua hạng trung bình.

Trên sân chơi đầu tư, cho dù đó là địa ốc, kinh doanh, cổ phiếu hay trái phiếu…những công cụ đầu tư không nhất thiết phải rủi ro hay an toàn, mà cốt lõi chính là con người. Nếu bạn đã chuẩn bị, có kinh nghiệm, từng trải và khi bạn kiếm được một cơ hội tốt, việc gọi vốn đầu tư không phải là điều khó.

Nhiệm vụ hàng đầu của nhà đầu tư là đảm bảo tiền của họ an toàn. Kế tiếp mới là việc chuyển số tiền đó thành thu nhập, thành lời.

Xem thêm >>> NÊN ĐI THEO CON ĐƯỜNG NÀO?

QUY TẮC 7 – KHẢ NĂNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN

Nếu một ai đó không thể giải thích cho bạn trong vòng hai phút để bạn hiểu, vậy thì hoặc là bạn không hiểu, hoặc là người đó không hiểu, hoặc là cả hai đều không hiểu. Nhưng dù thế nào đi nữa, tốt nhất là bạn nên bỏ qua cơ hội đó.

Thông thường, mọi người thường làm cho đầu tư có vẻ phức tạp và dùng những thuật ngữ “trí thức”. Nếu bạn gặp ai như vậy, hãy yêu cầu người đó nói bằng ngôn ngữ bình dân. Nếu người ấy không thể giải thích cho một đứa bé 10 tuổi hiểu được tổng quát, rất có khả năng người ấy cũng không hiểu được vấn đề.

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

TÌNH HUỐNG THỪA KẾ QUYỀN TÀI SẢN ĐỐI VỚI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

TÌNH HUỐNG Ông Nguyễn Văn A tạo ra sáng chế thuộc lĩnh vực công nghệ thông...

Tiếp tục đọc

TÌNH HUỐNG THỪA KẾ QUYỀN TÁC GIẢ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC

TÌNH HUỐNG 1 Nhà văn Nguyễn Văn A, sau khi qua đời ở tuổi 83, có để lại 5...

Tiếp tục đọc

CHIA DI SẢN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHỨC TẠP: TÌNH HUỐNG 29 – 30 – 31 – 32

TÌNH HUỐNG 29 Ông A và bà B kết hôn vào năm 1960, không có con chung. Vào năm 1970,...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay