NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CỐ VẤN CỦA ANH TA

NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CỐ VẤN CỦA ANH TA

Làm thế nào bạn biết bạn cần một bàn tay giúp đỡ? Đây là một số dấu hiệu:

Thua lỗ nặng. Nếu danh mục đầu tư của bạn mất hơn 40% giá trị. Không quan trọng là bạn đã thất bại vì lười biếng, hay bất cẩn, hay chỉ là không may mắn; sau một mức thua lỗ lớn như vậy, danh mục đầu tư của bạn đang kêu cứu.

Ngân quỹ thủng. Nếu bạn liên tục phải vật lộn để kiếm ăn, không biết tiền mình đi đâu mất, bạn thấy không thể nào tiết kiệm với một kế hoạch định kỳ, và thường xuyên không trả được hoá đơn của mình đúng hạn, thì tài chính của bạn đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Một nhà tư vấn có thể giúp bạn kiểm soát được tiền của mình bằng cách thiết kế một kế hoạch tài chính toàn diện, nó sẽ phác thảo ra việc bạn nên chi tiêu, vay nợ, tiết kiệm và đầu tư như thế nào và bao nhiêu.

Cách danh mục đầu tư hỗn loạn. Nếu tất cả khoản đầu tư của bạn đi lên và đi  xuống cùng một lúc với nhau thì bạn thiếu sự hài hoà đầu tư mà sự đa dạng hoá đích thực mang đến. Một kế hoạch phân bổ tài sản chuyên nghiệp có thể giúp bạn.

Những thay đổi lớn. Nếu bạn tự kinh doanh và cần lập ra một kế hoạch nghỉ hưu, hay cha mẹ già của bạn không giữ được các nguồn tài chính của mình theo quy củ, hay việc trả tiền cho con bạn du học có vẻ bất khả thi, thì một nhà tư vấn không chỉ cho bạn sự yên lòng mà còn giúp bạn cải thiện thật sự chất lượng cuộc sống của bạn.

Tin tưởng, sau đó kiểm chứng

Hãy nhớ rằng những kẻ lừa đảo tài chính phát triển nhờ việc thuyết phục bạn tin tưởng vào họ và để bạn không tìm hiểu về họ. Trước khi bạn đặt tương lai tài chính của mình vào tay một cố vấn, điều tối cần thiết là bạn tìm thấy một người không chỉ khiến bạn thoải mái mà còn là một người trung thực tuyệt đối. Như Ronald Reagan từng nói: “Hãy tin tưởng, sau đó kiểm chứng”. Hãy bắt đầu rằng việc nghĩ tới một loạt những người bạn biết rõ nhất và tin tưởng nhất. Rồi hãy hỏi họ xem họ có thể chỉ bạn đến một nhà tư vấn mà họ tin tưởng và là người họ cảm thấy là đem đến giá trị tốt với chi phí của mình. Một phiếu tin tưởng từ một người bạn ngưỡng mộ là một khởi đầu tốt.

Một khi bạn đã có được tên của một nhà tư vấn và công ty của anh ta, cũng như chuyên ngành của anh ta – thì bạn có thể đánh giá chi tiết. Tìm hiểu với những thông tin của nhà tư vấn trên Google để xem có gì hiện lên không (hãy nhìn xem có những từ như “tiền phạt”, “lời phàn nàn”, “vụ kiện”, “xét kỷ luật”, hay “tạm đình chỉ công tác”). Khi đứng riêng, một lời phàn nàn của khách hàng không đủ để loại trừ một nhà tư vấn khỏi sự xem xét của bạn, nhưng một loạt các lời phàn nàn liên tục thì đủ.

Sự cần thiết của đánh giá chi tiết không dừng lại một khi bạn thuê được nhà tư vấn. Chúng tôi khuyên bạn cảnh giác với những từ và câu có thể đem lại rắc rối. Nếu nhà tư vấn của bạn có nói những từ đó – hoặc vặn tai bạn, bảo làm những thứ mà bạn không thoải mái thì bạn nên xem xét lại việc hợp tác với anh ta / cô ta càng sớm càng tốt cho bạn. Dưới đây là những biệt ngữ làm người ta phải ấn chuông báo động:

“hải ngoại”

“cơ hội của cả một đời người”

“ngân hàng hàng đầu”

“em này sẽ chuyển động”

“được đảm bảo”

“bạn cần phải nhanh lên”

“bạn không thể không sở hữu nó”

“chúng ta có thể thắng thị trường”

“đây là việc hiển nhiên”

“bạn sẽ hối tiếc nếu bạn không…”

“độc quyền”

“bạn nên tập trung vào kết quả hoạt động chứ không phải chi phí”

“bạn không muốn giàu có sao?”

“không thể thua”

“đó là điều chắc chắn.”

“đồng tiền thông minh là đồng tiền mua”

“…độc quyền của chúng tôi”

“mặt lợi rất lớn”

“không có mặt hại”

“tôi cho cả mẹ tôi mua”

“tin tôi đi”

“tỷ suất lợi nhuận hàng tháng”

“chiến lược phân bổ tài sản tích cực”

“chúng tôi có thể bù đắp thiệt hại của bạn”

“không ai khác biết làm cách nào”

 


Khi hỏi một nhà tư vấn, các mục tiêu của bạn nên là
:

  • Xác định xem người đó có quan tâm tới việc giúp đỡ khách hàng hay không? hay họ chỉ đang làm ra vẻ như vậy.
  • Xác định xem người đó có hiểu những nguyên tắc đầu tư cơ bản? tương tự như những bài viết được chia sẻ tại trang web này.
  • Đánh giá xem người đó có được đào tạo, huấn luyện kỹ lưỡng và có đủ kinh nghiệm để giúp bạn không?

Đây là một số câu hỏi mà các nhà hoạch định tài chính giỏi đã khuyên bất cứ khách hàng tương lai nào cần phải hỏi:

  • Tại sao ông lại vào ngành này? Tuyên bố về sứ mệnh của công ty ông là gì? Ngoài đồng hồ báo thức ra, điều gì giúp ông thức dậy mỗi ngày? Triết lý đầu tư của ông là gì?
  • Ông có dùng việc xác định thời điểm thị trường không? (Câu trả lời “có” với câu hỏi này sẽ là tín hiệu “không” đối với bạn).
  • Ông có tập trung hoàn toàn vào việc quản lý tài sản, hay ông còn cố vấn về thuế, bất động sản và hoạch định nghỉ hưu, quản lý ngân sách và nợ, và bảo hiểm? Học vấn, kinh nghiệm và chứng chỉ của ông chứng nhận thế nào cho việc ông đưa ra các lời khuyên tài chính như thế này?
  • Những khách hàng của ông thường có nhu cầu gì chung? Ông sẽ giúp tôi đạt được những mục tiêu của mình như thế nào? Ông sẽ theo dõi và báo cáo tiến trình của tôi như thế nào? Ông có thể cung cấp một danh sách kiểm tra mà tôi có thể dùng để theo dõi sự thực hiện bất cứ kế hoạch tài chính nào mà chúng ta lập ra?
  • Ông chọn những khoản đầu tư như thế nào? Ông nghĩ rằng phương pháp đầu tư nào là thành công nhất, và bằng chứng nào ông có thể chỉ cho tôi thấy rằng ông đã đem tới sự thành công như vậy cho khách hàng của mình? Ông sẽ làm gì nếu một mục đầu tư đã hoạt động kém trong cả một năm? (Bất cứ nhà tư vấn nào trả lời là “bán” đều không đáng thuê).
  • Ông, khi khuyên về các khoản đầu tư, có bao giờ nhận bất cứ dạng hoa hồng nào từ bên thứ ba không? Tại sao có hay tại sao không? Trong những hoàn cảnh nào? Ông ước tính rằng tôi sẽ phải trả phí cho dịch vụ của ông bao nhiêu một năm, tính bằng đô la cụ thể? (Nếu các chi phí ngốn hơn 1% tài sản của bạn một năm, thì bạn nên đi tìm một nhà tư vấn khác).
  • Ông có bao nhiêu khách hàng và ông liên lạc với họ thường xuyên đến mức nào? Thành tích đáng tự hào nhất cho một khách hàng của ông là gì? Những khách hàng mà ông ưa thích nhất có phẩm chất chung gì? Kinh nghiệm tồi tệ nhất mà ông có với một khách hàng là gì, và ông đã xử lý nó thế nào? Điều gì quyết định xem khách hàng của ông sẽ được nói chuyện với ông hay nói với các nhân viên hỗ trợ của ông? Những khách hàng của ông thường gắn bó với ông trong bao nhiêu lâu?
  • Tôi có thể xem bản công bố tài khoản mẫu được không? (Nếu bạn không thể hiểu nó thì hãy đề nghị nhà tư vấn giải thích nó. Nếu bạn không thể hiểu được lời giải thích của ông ta, ông ta không phải là người dành cho bạn).
  • Ông có coi mình là thành công về mặt tài chính không? Tại sao? Ông định nghĩa thành công tài chính như thế nào?
  • Ông nghĩ mức tỷ suất lợi nhuận trung bình hằng năm cao tới mức nào là chấp nhận được với đầu tư của tôi? (Hãy xác định mức độ % lợi nhuận phù hợp trong lĩnh vực của bạn trước khi hỏi câu này).
  • Ông sẽ cung cấp cho tôi bản lý lịch và ít nhất ba giấy chứng nhận của ông chứ? (Nếu nhà tư vấn không chịu cung cấp, hãy đứng lên và đi về, và giữ một tay trên ví khi bạn đi).
  • Ông từng bị một lời phàn nàn nào chưa? Tại sao khách hàng cuối cùng sa thải ông lại làm vậy?

Xem thêm >>> ĐÁNH BẠI KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA CHÍNH BẠN

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

DƯỚI CƠN MƯA

Khi biết rằng trời sắp mưa thì khi ra ngoài bạn cần mang theo dù/áo mưa. Dẫu...

Tiếp tục đọc

CÁCH MẠNG NGHĨA LÀ PHẢI ĐẨY BÁNH XE

Hãy tưởng tượng một chiếc bánh đà to lớn và nặng nề - một chiếc dĩa...

Tiếp tục đọc

CHÁNH NIỆM & ĐẦU TƯ

Gần đây tôi có tư vấn cho 2 ca tái cấu trúc danh mục đầu tư và cơ cấu lại...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay