ÐẦU TƯ CÔNG, LIỆU CÓ TOÀN MÀU HỒNG?

ÐẦU TƯ CÔNG, LIỆU CÓ TOÀN MÀU HỒNG?

Chào các bạn,

Lâu nay, chúng ta ít nhiều đều nghe nói Chính phủ đang cố gắng thúc đẩy đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Thông điệp này ngày càng được lặp đi lặp lại với tần suất rất lớn trên truyền thông. Mà xét cho cùng, khi Xuất khẩu vẫn còn chật vật, FDI thì cũng sẽ khó dần, và cả 2 yếu tố đó đều phụ thuộc vào kinh tế thế giới, thì chỉ có ÐTC là ta còn chủ động được thôi. Nhưng đầu tư công cụ thể là những gì, và những doanh nghiệp nào trên sàn sẽ được hưởng lợi từ chính sách này thì lại cần phải bỏ ra 1 chút công sức để tìm hiểu. Mà tìm hiểu xong thì sẽ thấy, đôi khi thực tế không hẳn đã lấp lánh như trên giấy tờ chính sách.

Ðầu tư công, nói ngắn gọn, là các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, thay vì từ vốn của tư nhân. Liên quan tới chuỗi giá trị của ÐTC, PhongVan tìm thấy trên mạng cái biểu đồ này khá dễ nhìn, tuy chưa đầy đủ hết, về danh sách các doanh nghiệp được cho là sẽ hưởng lợi nhờ đầu tư công.

Nhìn biểu đồ trên, chúng ta thấy là có rất nhiều doanh nghiệp, “về mặt lý thuyết” có thể được hưởng lợi từ đầu tư công. Cấu phần chi tiêu lớn nhất của đầu tư công chủ yếu liên quan tới xây dựng hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông (đường cao tốc, đường vành đai, metro,…), xây dựng cầu cảng, bến bãi (ví dụ to nhất là xây sân bay Long Thành), đường truyền tải điện (đường dây 500kv mở rộng).

Như vậy, khi một công trình thuộc đầu tư công mà khởi công xây dựng, thì một loạt doanh nghiệp sẽ có công ăn việc làm và hưởng lợi. Trong đó, phổ biến nhất sẽ là các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho công trình (đá, sỏi, cát, xi măng, thép, nhựa). Tiếp theo là các doanh nghiệp thi công xây dựng, xây lắp, đặc biệt là những doanh nghiệp thi công hạ tầng giao thông và hạ tầng điện. Cuối cùng, trong chuỗi hưởng lợi của câu chuyện đầu tư công thì thậm chí có cả các doanh nghiệp phát triển BÐS dân dụng và BÐS khu công nghiệp. Hiểu nôm na thì như kiểu sau khi xây dựng đường xá, cầu cống ngon lành, thì dù khu đô thị ở cách trung tâm thành phố km nhưng lái xe có ph vào tới trung tâm thì vẫn được người mua nhà quan tâm. Hoặc sau khi xây dựng xong hạ tầng giao thông, cảng biển,… thì các doanh nghiệp BÐS KCN dễ thu hút vốn FDI hơn, dễ cho thuê đất với giá thuê tốt hơn.

Nhưng thực tế lợi ích cuối cùng của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị của đầu tư công có toàn màu hồng như thị trường đang kỳ vọng hay không? Thì câu trả lời là, bức tranh thực tế có nhiều góc khuất mà nhà đầu tư chúng ta cần phải hết sức cẩn thận. Lý do là đây:

1. Tham gia vào chuỗi giá trị đầu tư công không chỉ có các doanh nghiệp niêm yết trên sàn.

Các gói đầu tư công thường thực hiện theo phương án đấu thầu, và không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp trên sàn. Thực tế cho thấy là các doanh nghiệp trên sàn chỉ là một góc rất nhỏ trong số các doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư công. Ðơn cử như việc đấu thầu thi công sân bay Long Thành, gói thi công trị giá 35.000 tỷ đồng thuộc về liên danh Vietur. Thử điểm danh xem trong liên danh này có những công ty nào:

Như vậy, nhìn trong toàn bộ danh sách này, chỉ có duy nhất Vinaconex (VCG) là doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Còn lại là các doanh nghiệp không niêm yết, tức là ta không thể đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp đó.

2. Doanh nghiệp thi công thường cần vốn lớn, đa phần là vốn vay -> rủi ro lãi suất cao

Ðặc thù của các doanh nghiệp thi công các công trình hạ tầng trong đầu tư công là thường phải có một nguồn vốn rất lớn để thực hiện công trình trước khi nhận được phần tạm ứng và quyết toán từ Chính phủ. Vốn chủ thì mỏng, mà lại muốn làm cùng lúc nhiều dự án. Vì thế, chủ yếu là đi vay ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp thi công có tỷ lệ nợ/vốn chủ rất cao, phổ biến là 3-4 lần. Như vậy rủi ro về lãi suất khá cao.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thi công xây dựng hạ tầng có biên lợi nhuận gộp khá mỏng, xấp xỉ 10%, thậm chí 1 số doanh nghiệp biên gộp chỉ dưới %. Như vậy thì bộ đệm dự phòng đối với các rủi ro tăng lãi suất hay tăng chi phí khác rất mỏng. Chỉ cần lãi suất lên, hoặc là chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công tăng mạnh ngoài tầm kiểm soát thì lợi nhuận gần như bay mất. Ðúng kiểu “lấy công làm lãi”.

3. Thời điểm ghi nhận lợi nhuận của các doanh nghiệp rất khác nhau

Thời gian vừa qua, một loạt cổ phiếu liên quan tới câu chuyện đầu tư công tăng giá ầm ầm. Tăng giá trước khi bất kỳ lợi ích nào từ ÐTC được xác nhận hoặc ít nhất là phản ánh 1 phần vào báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Trong khi đó, xuyên suốt với tiến độ thi công của mỗi công trình hạ tầng, thì sự tham gia của các doanh nghiệp trong đó sẽ ở các thời điểm khác nhau, vì vậy tiến độ hạch toán doanh thu, lợi nhuận cũng rất khác nhau.

Ví dụ để xây đường cao tốc thì các doanh nghiệp cung cấp đá, cát, sỏi sẽ hưởng lợi đầu tiên. Tiếp theo là các doanh nghiệp thực hiện việc thi công. Cuối cùng mới tới bước trải nhựa đường, rồi tới các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thu phí tự động, v..v…

Tuy nhiên, bản chất của thị trường chứng khoán là tăng theo kỳ vọng. Vì vậy đa phần các nhà đầu tư không chờ lợi nhuận được thể hiện trên báo cáo tài chính để mua cổ phiếu. Thậm chí, còn hay có câu nói đùa là “khi báo cáo lợi nhuận ra thì là lúc để bán”. Nhưng điều đó chỉ đúng nếu bạn đầu tư kiểu lướt sóng thôi. Còn nếu bạn định đầu tư theo 1 chu kỳ về thúc đẩy đầu tư công của Việt Nam, thì bạn cần phải nắm được có thực sự doanh nghiệp được hưởng lợi từ đầu tư công, cụ thể ký được những hợp đồng nào, giá trị hợp đồng bao nhiêu, dự kiến lợi nhuận sẽ được bao nhiêu và bao giờ sẽ ghi nhận lợi nhuận đó trên BCTC.

4. Lợi nhuận trên BCTC có mức độ “dung sai” khá lớn

Ðặc thù của ngành xây dựng xây lắp là doanh thu thì ghi nhận theo hợp đồng thi công, nhưng chi phí thì lại khá là khó đo đếm. Ví dụ, khi công trình đã xây dựng xong rồi, thì kiểm định xem san lấp mặt bằng mất 10 tấn hay 12 tấn cát sỏi lại không phải là thứ có thể kiểm định được dễ dàng. Tất nhiên là theo hóa đơn của bên cung cấp, nhưng việc hậu kiểm thường không thể nào chính xác 100% như là đếm 100 cái điện thoại trong kho. Vì thế, dung sai giữa lợi nhuận theo kế hoạch và lợi nhuận thực tế có thể rất là khác nhau. Chỉ khi nào doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính thì NÐT mới biết được.

Trên đây là một số điểm lưu ý về câu chuyện đầu tư công đang rất nóng sốt trong giai đoạn vừa qua. Ở góc độ tổng quan của cả nền kinh tế, thì thúc đẩy ÐTC một cách hiệu quả có thể nói là cứu cánh cho tăng trưởng kinh tế. Khi dòng tiền được luân chuyển trong hệ thống, tạo công ăn việc làm cho doanh nghiệp, từ đó sẽ tạo ra thu nhập cho dân cư và lại tiếp tục thúc đẩy tiêu dùng. Mặt khác, đầu tư công hiệu quả, đúng lúc đúng chỗ còn giúp cải thiện hạ tầng giao thông vận tải, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa trong tương lai, v..v.. Tuy nhiên, để xem xét ảnh hưởng của ÐTC lên 1 doanh nghiệp niêm yết cụ thể và đo lường được tác động của nó tới tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp đó trong tương lai thì nhà đầu tư cần phải xem xét hết sức thận trọng.

Tác giả: PhongVan
Nguồn: leox.vn

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

BẠN CÓ ĐỦ TIỀN KHÔNG MẮC NỢ KHÔNG?

Tiền tốt vừa là phương tiện trao đổi tốt vừa là nơi cất giữ của cải...

Tiếp tục đọc

CẬP NHẬT QUAN ĐIỂM CỦA TÔI VỀ NĂM THẾ LỰC LỚN

“Có vấn đề gì với chính sách tiền tệ hiện tại, cơ cấu kỳ hạn hiện...

Tiếp tục đọc

CÁCH MẠNG NGHĨA LÀ PHẢI ĐẨY BÁNH XE

Hãy tưởng tượng một chiếc bánh đà to lớn và nặng nề - một chiếc dĩa...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay