RỦI RO KHÔNG NẰM TRONG CÁC ĐẦU TƯ CỦA CHÚNG TA, MÀ NẰM TRONG CHÍNH CHÚNG TA

RỦI RO KHÔNG NẰM TRONG CÁC ĐẦU TƯ CỦA CHÚNG TA, MÀ NẰM TRONG CHÍNH CHÚNG TA

Rủi ro tồn tại trong một chiều kích khác: trong chính bạn. Nếu bạn đánh giá quá cao việc bạn thực sự hiểu rõ một đầu tư đến mức nào, hoặc đánh giá quá cao khả năng của bạn vượt qua được sự sụt giá tạm thời thì việc bạn sở hữu cái gì hoặc thị trường đang diễn biến thế nào là điều không quan trọng. Xét cho cùng thì rủi ro về tài chính không nằm ở loại đầu tư nào, mà ở chỗ bạn là nhà đầu tư kiểu nào.

Nếu bạn muốn biết rủi ro nào đang thực sự tồn tại, hãy đi đến buồng tắm gần đó và bước đến trước tấm gương. Đấy, chính cái rủi ro đang từ trong gương nhìn lại bạn đấy. Trong lúc bạn đang nhìn vào chính bản thân mình trong gương, bạn cần phải cảnh giác với những điều gì? Nhà tâm lý học đoạt giải Nobel Daniel Kahneman giải thích hai yếu tố đặc trưng có các quyết định đúng:

  • “sự tin tưởng được định cỡ tốt” (tôi có hiểu đầu tư này rõ như tôi nghĩ là tôi hiểu?)
  • “sự ân hận đã được dự đoán chính xác” (tôi sẽ phản ứng như thế nào nếu phân tích của tôi té ra là sai?)

Để xác định xem liệu sự tin tưởng của bạn đã được xác định cỡ đúng mức chưa, hãy nhìn vào gương và tự hỏi mình: “Xác suất phân tích của tôi đúng là bao nhiêu?” Hãy suy nghĩ một cách thận trọng các câu hỏi sau:

  • Tôi có được bao nhiêu kinh nghiệm? Thành tích theo dõi của tôi về các quyết định tương tự trong quá khứ như thế nào?
  • Thành tích theo dõi tiêu biểu của những người khác đã từng thử nghiệm điều này trong quá khứ như thế nào? Không một ai đã từng nghiên cứu một cách mẫn cán để tìm giải pháp cho câu hỏi này và chấp nhận một kết quả trung thực, lại đã từng mua bán sang tay bất động sản trong thời gian ngắn (trading).
  • Nếu như tôi đang mua vào, thì có ai đó đang bán ra. Liệu có khả năng xảy ra là tôi biết điều gì đó mà người kia không biết?
  • Nếu như tôi đang bán ra, thì có ai đó đang mua vào. Liệu có khả năng xảy ra là tôi biết điều gì đó mà người kia không biết?
  • Tôi đã tính toán là khoản đầu tư này cần phải tăng bao nhiêu để tôi có thể hoà vốn sau khi trừ thuế và chi phí giao dịch?

Tiếp theo đó, hãy nhìn vào gương để tìm xem liệu bạn có phải là loại người đã dự đoán đúng được sự ân hận của bạn. Hãy bắt đầu bằng cách hỏi: “Liệu tôi có thể biết được các hậu quả nếu phân tích của tôi hoá ra là sai?”. Hãy trả lời câu hỏi này bằng cách xem xét các điểm sau đây:

  • Nếu tôi đúng, tôi có thể kiếm được rất nhiều tiền. Song nếu tôi sai thì điều gì sẽ xảy ra? Dựa trên kết quả thực hiện trong quá khứ của các đầu tư tương tự, liệu tôi có thể bị mất bao nhiêu?
  • Tôi có các đầu tư nào khác sẽ giúp tôi vượt qua khó khăn nếu như quyết định này té ra là sai? Liệu tôi đã đang cầm giữ các bất động sản, chứng khoán, trái phiếu, hoặc các quỹ với thành tích lên giá đã được xác minh trong khi loại đầu tư mà tôi đang xem xét xuống giá? Liệu tôi có đặt quá nhiều vốn của mình trong sự rủi ro bằng đầu tư mới này không?
  • Khi tôi bảo với chính mình “Mi có sức chịu đựng rủi ro cao”, làm sao tôi biết được? Tôi đã từng bao giờ mất nhiều tiền cho một đầu tư chưa? Điều đó đã được cảm nhận như thế nào? Tôi đã mua thêm, hay tôi đã thoát ra?
  • Liệu tôi có chỉ dựa vào sức mạnh ý chí của riêng bản thân để ngăn mình khỏi sự hỗn loạn không đúng lúc? Hoặc liệu tôi đã kiểm soát được hành vi của mình từ trước bằng cách đa dạng hoá khi ký một hợp đồng đầu tư và tái cân đối?

Bạn cần phải luôn nhớ rằng, theo lời của nhà tâm lý học Paul Slovic, “rủi ro được pha chế từ một liều lượng ngang nhau của hai thành phần – xác suất và hệ quả”. Trước khi bạn đầu tư, bạn cần phải đảm bảo là bạn đã đánh giá một cách hiện thực về xác suất bạn sẽ đúng, và bạn sẽ phản ứng như thế nào đối với hậu quả khi bạn sai.

Khi đưa ra các quyết định trong những điều kiện bất định, hệ quả sẽ áp đảo xác suất. Chúng ta không bao giờ biết được tương lai. Do vậy, bạn cần phải nhớ rằng: “nhà đầu tư thông minh cần phải tập trung không chỉ vào việc có được một phân tích đúng; bạn cũng cần phải đảm bảo chống thua lỗ nếu phân tích của bạn hoá ra là sai – ngay cả các phân tích tốt nhất cũng sai ít nhất là vào một thời điểm nào đó.” Xác suất của việc thực hiện ít nhất một sai lầm tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời đầu tư của bạn hầu như bằng 100% và nó hoàn toàn vượt ra ngoài sự kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát được hệ quả của việc mình sai. Nhiều “nhà đầu tư” đã đặt hầu như toàn bộ số tiền của mình vào một hoặc nhiều bất động sản trong thị trường giá lên (bị làm giá) với hy vọng mua bán kiếm lời chênh lệch; bằng cách bỏ qua lời kêu gọi của Graham về số dư an toàn, những người này đã chọn một kết quả là thua lỗ. Chắc chắn là họ biết xác suất việc mình đúng, nhưng họ đã không làm gì để bảo vệ mình chống lại hậu quả của việc mình sai.

Chỉ đơn giản là bằng cách giữ cho các bất động sản của bạn thường xuyên được đa dạng hoá, và từ chối ném tiền vào các kiểu mốt điên cuồng nhất, mới nhất của Ngài thị trường, bạn có thể đảm bảo được rằng hậu quả của các sai lầm của bạn sẽ không bao giờ trở thành thảm hoạ. Bất kể là Ngài thị trường quăng vào bạn cái gì, bạn sẽ luôn có thể nói, với một sự tin chắc lặng lẽ, rằng: “Điều đó rồi cũng sẽ qua đi” (thật kiềm chế làm sao trong giây phút tự hào! thật an ủi làm sao giữa tột đỉnh của đau đớn!).

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

CÁCH MẠNG NGHĨA LÀ PHẢI ĐẨY BÁNH XE

Hãy tưởng tượng một chiếc bánh đà to lớn và nặng nề - một chiếc dĩa...

Tiếp tục đọc

CHÁNH NIỆM & ĐẦU TƯ

Gần đây tôi có tư vấn cho 2 ca tái cấu trúc danh mục đầu tư và cơ cấu lại...

Tiếp tục đọc

LẠM PHÁT TIỀN TỆ

Lạm phát tiền tệ dẫn đến tái phân hóa giàu nghèo lại là vấn đề không...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay